Một tủ thuốc gia đình chuẩn cần chuẩn bị những gì?

Tủ thuốc gia đình có tầm quan trọng đối với sức khỏe các thành viên trong gia đình. Nếu không được Dược sĩ hướng dẫn bạn cách xây dựng tủ thuốc hợp lý thì bạn sẽ dùng sai thuốc, sử dụng thuốc quá hạn hay những tai nạn không nên có khi trẻ nghịch thuốc.

tu-thuoc-gia-dinh-nha-nao-cung-nen-co

Tủ thuốc gia đình cần có những loại thuốc và dụng cụ sau.

  • Nhiệt kế kỹ thuật số (đa số các nhiệt kế kỹ thuật số có thể dùng trong miệng, nách hay trực tràng).
  • Thuốc giảm đau không chứa aspirin dạng lỏng (thuốc hạ sốt acetaminophen còn gọi là paracetamol, thuốc chống viêm không steroid cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên)
  • Một số loại thuốc thông thường như thuốc giảm đau hạ sốt (viên đặt hậu môn cho trẻ và dạng uống cho người lớn), thuốc ho, tiêu chảy (si rô cho trẻ em, orésol, smecta, men tiêu hoá)… mà trẻ và những người trong gia đình thường dùng mỗi khi bị cảm cúm, ho, sốt nhẹ…
  • Thuốc rửa vết thương (khoáng chất) calamine hay kem có hydrocortisone trị côn trùng cắn và mẩn ngứa.
  • Thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi thông thường.Thuốc xịt hoặc gel bôi khi bị bỏng
  • Một số loại thuốc dùng bôi ngoài như: Cồn 70 độ, thuốc đỏ, Betadine, oxy già.
  • Mỡ khoáng, gel bôi trơn có thể hòa tan trong nước (dùng khi đo nhiệt độ trực tràng).
  • Thuốc mỡ kháng khuẩn để xử lý các vết cắt và vết xước.
  • Nhíp để gắp những mảnh vụn hay ký sinh trùng nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Bầu hút để hút chất nhầy khi nghẹt mũi.
  • Nước muối nhỏ giọt để loại bỏ các chất nhầy trước khi dùng bầu hút.
  • Một số vật dụng y tế như: nhiệt kế (nếu nhà có trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thì nên có nhiệt kế đo trán), kéo và kẹp bằng Inox, Băng cá nhân với nhiều kích cỡ và hình dạng, gạc cuộn, miếng gạc, băng keo, một cái kéo y tế để cắt gạc và băng.
  • Bông gòn để thấm chất lỏng (như khoáng chất calamine) và để khử trùng vật dụng với cồn.
  • Xà bông nước dịu nhẹ để làm sạch những vết xước và vết đứt (các loại xà bông kháng khuẩn và khử mùi có thể quá mạnh cho làn da nhạy cảm của bé).
  • Dung dịch điện giải dùng khi nôn mửa hay tiêu chảy (phải giữ lạnh sau khi mở ra).
  • Một miếng đệm chườm nóng để giảm đau nhức.
  • Một miếng gạc chườm lạnh để giảm sưng khi có những va chạm nhỏ hay vết bầm tím.
  • Một đèn pin nhỏ để kiểm tra mũi, tai và miệng của bé.
  • Sổ tay cứu thương. Tài liệu hướng dẫn cách xử lý các trường hợp cấp cứu sơ đẳng
  • Một cái lúc lắc hay đồ chơi khác để đánh lạc hướng bé nếu cần thiết (dùng khi ra ngoài)

Thuốc và dụng cụ cho bé

  • Thuốc trị chứng đau bụng quặn, thuốc chống đầy hơi dạng nhỏ giọt hay các loại thuốc điều trị đau bụng khác.
  • Đồ cắt móng tay hay một bộ làm móng nhỏ cho bé.
  • Kem chống nắng an toàn cho bé.
  • Thuốc làm giảm vết sưng do côn trùng cắn.
  • Dầu gội hay sữa tắm cho bé.
  • Kem dưỡng da cho bé.
  • Kem chống hăm tã.
  • Khăn lau để làm sạch cơ thể bé và chăm sóc nướu và răng mới mọc của bé.
  • Đồ chơi cho trẻ mới mọc răng hay gel giảm đau (cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng).
  • Một bàn chải lông mềm cho bé, đặc biệt hữu ích để xử lý “cứt trâu”.

Xem thêm:

can-ghi-chu-nhung-gi-tren-tu-thuoc-gia-dinh

Cần ghi chú như thế nào ghi trên tủ thuốc gia đình

– Trên cánh cửa tủ thuốc nên ghi rõ danh mục các loại thuốc và đồ dùng y tế có trong tủ để dễ kiểm soát. Có thể ghi những thứ này vào một tờ giấy A4, sau đó dán chèn băng dính lên trên cánh cửa tủ để tránh bong tróc.

– Trong tủ nên để sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ và các thành viên khác trong gia đình. Nếu có nhiều trẻ hoặc nhiều người thì nên dùng mỗi người một quyển riêng. Trong đó nên ghi tóm tắt về những lần trẻ ốm, thuốc trẻ đã dùng, các kỳ tiêm vắc xin đã thực hiện và những kỳ hẹn tiếp theo…

Cạnh tủ nên ghi các địa chỉ liên lạc cần thiết như: Bác sĩ, y sĩ đa khoa, bệnh viện nhi gần nhất, cảnh sát, cấp cứu, hoặc tên và điện thoại của một vài người có thể giúp đỡ được ngay khi cần.

– Nếu trong gia đình có thành viên nào bị bệnh mãn tính phải dùng thuốc đặc biệt như thuốc trợ tim, thuốc hạ huyết áp, các loại độc dược như thuốc ngủ, thuốc giảm đau đặc biệt thì cần gói gọn và cất ở chỗ đặc biệt.

Đặt tủ thuốc tại đâu an toàn và tiện lợi?

Tủ thuốc có thể treo lên tường, chỗ khô ráo, thoáng mát, không bị ánh nắng chiếu vào.

Phần lớn các trường hợp ngộ độc thuốc xảy ra là do bất cẩn trong tồn trữ, sử dụng thuốc tại gia đình. Những sự cố này có thể tránh được nếu cất giữ thuốc tốt, không để trẻ con lấy được và người lớn không nhầm lẫn.

Vì vậy cần đặt tủ ở vị trí như thế nào để trẻ không tìm cách với tới được hoặc nếu trẻ có khả năng với tới thì tủ phải có khóa với chìa khóa được cất ở nơi chỉ riêng những người lớn trong gia đình biết. Việc này rất quan trọng vì trẻ em thường tò mò, có thể tìm và nếm thử thuốc gây ngộ độc rất nguy hiểm. Với trẻ lớn từ 4 tuổi trở lên thì ngoài việc để xa tầm tay cần giải thích cho trẻ hiểu tác hại của việc dùng thuốc vì trẻ ở tuổi này bắt đầu có thể tự tìm chìa khoá hoặc bắc ghế trèo lên tủ để lấy thuốc xem.

phan-loai-cac-dung-cu-va-thuoc-1-cach-khoa-hoc

Cần phân loại các loại thuốc và dụng cụ 1 cách khoa học.

– Để tránh nhầm lẫn thuốc, nhầm lẫn số lượng thuốc cần dùng, nếu thuốc có bao bì thì nên giữ trong bao bì kể cả bảng hướng dẫn sử dụng trên mỗi gói thuốc. Nếu là thuốc viên rời thì phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và các chai lọ này đều phải dán nhãn ghi rõ tên thuốc, thuốc đó dùng để chữa bệnh gì, liều tối thiểu bao nhiêu, liều tối đa bao nhiêu, mỗi ngày có thể dùng bao nhiêu lần, những điều cần lưu ý khi dùng …để tất cả thành viên người lớn trong gia đình có thể sử dụng.

– Đối với thuốc dùng để uống thì nên sắp đặt riêng thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ con, không nên để lẫn lộn.

– Khi uống thuốc cần chú ý đến hạn sử dụng. Thỉnh thoảng nên dọn tủ để bỏ những thuốc đã quá hạn đi và thay thuốc mới vào, Không bao giờ được chủ quan lấy thuốc trong bóng tối vì rất có thể bị nhầm lẫn

Dược sĩ hướng dẫn chăm sóc tủ thuốc gia đình

Thỉnh thoảng khi dọn dẹp trong nhà, bạn đừng quên cái tủ thuốc. Vài phút sắp xếp lại có thể tránh cho bạn biết bao nhiêu là rủi ro.

Bỏ đi những thứ cũ: Ai cũng biết thuốc hết hạn thì không còn tác dụng nhưng đó không phải là tất cả: thuốc kháng sinh tetracyline có thể gây độc cho gan nếu đã quá hạn. Sử dụng thuốc nhỏ mắt đã cũ có thể gây nhiễm trùng.

Bỏ đi những thứ thừa: Không nên sử dụng những loại thuốc kháng sinh đã cũ thậm chí khi chúng vẫn chưa hết hạn. Cần sử dụng thuốc kháng sinh khác đối với loại vi khuẩn mới mặc dù các triệu chứng có thể na ná nhau.

Bỏ đi những thứ bị thay đổi: Bất cứ thứ gì trong tủ thuốc mà bị đổi màu, mùi hay tính nhất quán đều trở nên không tốt – bất chấp hạn sử dụng của chúng – ví dụ như: aspirin có mùi của giấm, thuốc nhỏ mũi) mắt đã bị đục hay các loại băng đã ngả màu vàng.

dao-tao-chuyen-doi-vb2-trung-cap-duoc-si-ngoai-gio-hanh-chinh

Địa chỉ đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 Dược sĩ Trung cấp tại đâu?

Nếu đam mê ngành Dược và muốn trở thành Dược sĩ, hãy đến đăng ký học tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur:

dang-ky-hoc-trung-cap-y-duocĐăng ký học trực tuyến tại đây

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0208.6556333

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở. Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Liên tục khai giảng các lớp chính quy, chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp Dược sĩ. Thí sinh có thể chọn lớp học trong hoặc ngoài giờ hành chính, lớp học cuối tuần Thứ 7 & CN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat