Những thách thức đối với hoạt động nhà thuốc GPP

Để mở được nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP là cả 1 quá trình vất vả, thế nhưng để duy trì hoạt động tốt nhà thuốc tồn tại lâu dài lại là vấn đề cực kỳ gian nan và khéo léo. Vậy thách thức nào đối với hoạt động nhà thuốc GPP cần lưu ý?

nhung-thach-thuc-doi-voi-hoat-dong-nha-thuoc-gpp

Thách thức về nguồn nhân lực dược sĩ

Một khủng hoảng nhỏ tại nhà thuốc là việc mỗi khi một nhân viên bán hàng giỏi nghỉ việc đều làm xáo trộn ít nhiều hoạt động tại nhà thuốc. Biểu hiện của việc này: doanh thu/lợi nhuận ngày tụt giảm ngay, khách quen của nhân viên bán hàng đó sẽ cảm thấy không thoải mái khi không còn nhân viên đó phục vụ và chủ nhà thuốc phải kiêm nhiệm thêm một phần việc mà nhân viên này bỏ lại. Đây được coi là thách thức lớn nhất cho sự hoạt động ổn định tại nhà thuốc.

Những nguyên nhân dẫn tới nhân viên nghỉ việc:

  • Chế độ đãi ngộ quá thấp hoặc không thỏa đáng: mặt bằng lương (thu nhập) của nhân viên bán hàng thuốc hiện nay còn ở mức trung bình thấp (2,5 – 5 triệu vnđ/tháng), không có chế độ gì (không hợp đồng, không bảo hiểm y tế, không bảo hiểm xã hội), thưởng theo doanh thu không có nếu có cũng không đáng kể, chế độ tăng lương không rõ ràng.
  • Lý do bất khả kháng về mặt cá nhân mặc dù nhân viên vẫn muốn tiếp tục làm việc: lấy chồng/vợ, sinh con, tự mở nhà thuốc riêng …
  • Lý do bất đồng trong cách làm việc giữa nhân viên và chủ nhà thuốc hoặc vi phạm những lỗi nghiêm trọng (gian dối, ăn cắp, để lộ thông tin) buộc chủ nhà thuốc phải sa thải ngay lập tức.

Có hàng ngàn lý do để minh chứng việc không có nhân viên nào sẽ làm việc mãi mãi với nhà thuốc.

Bạn cũng thường nghĩ rằng nhân viên nghỉ thì tuyển người mới và bắt đầu đào tạo nhân viên mới. Nhưng bạn chỉ làm được việc này 1 lần – 2 lần rồi chán nản. Bởi vậy, điều bạn nên làm là phải giữ lại sự kế thừa để không lãng phí những thời gian trước đó:

  • Kế thừa con người (luôn có sẵn nguồn tuyển dụng khi cần, liên tục đào tạo nhân viên học việc nếu có thể) để dự phòng, kế thừa lại quy trình đạo để cải tiến và rút ngắn thời gian đạo tạo Dược sĩ.
  • Kế thừa các tiêu chí đánh giá nhân viên để liên túc giúp nhân viên cải thiện năng lực phục vụ và có kế hoạch thay thế nhân viên nghỉ việc trước ít nhất một tháng để tránh bị động.

2.Thách thức về cạnh tranh

Mỗi khi thêm một nhà thuốc mới mở, các chủ nhà thuốc đang hoạt động đều cảm thấy lo lắng và thêm áp lực cạnh tranh vì phải chia sẻ thị phần. Nhà thuốc mới sẽ khơi mào một cuộc cạnh tranh về giá để giành thị phần. Thực tế, các nhà thuốc mở rồi sau đó ngừng hoạt động không nhiều (chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 10%). Điều đó chứng tỏ các nhà thuốc vẫn có một số lượng khách hàng nhất định, cộng với chi phí tiết kiệm tối đa nên các nhà thuốc vẫn tồn tại với doanh thu tiệm cận mức hòa vốn hoặc lỗ ít.

Cạnh tranh sẽ là thách thức lớn nhất đối với nhà thuốc mới đi vào hoạt động (từ 6 tháng tới 1 năm) bởi áp lực từ các nhà thuốc mới mở và các nhà thuốc khác đang hoạt động.

Để tồn tại và có cơ hội phát triển tiếp, nhà thuốc buộc phải tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất là chiến lược nâng cao chất lượng phục vụ và không ngừng cải tiến để tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng. Điều này cần nhiều lỗ lực sáng tạo trong cách làm để tạo ra sự khác biệt. Một số hướng giúp bạn nâng cao năng lực cạnh tranh:

Đầu tư vào con người (dược sĩ) nhằm nâng cao năng lực phục vụ: tạo môi trường làm việc thân thiện, chế độ đãi ngộ tốt, liên tục đào tạo và huấn luyện.

Cạnh tranh bằng nội dung độc đáo, sáng tạo nhằm đem lại nhiều giá trị cho khách hàng.  Hãy nghĩ theo hướng khách hàng đến với cửa hàng mình không phải chỉ mua thuốc mà còn nhiều nhu cầu khác. Từ đó khám phá và đáp ứng thêm những nhu cầu đó.

canh-tranh-la-thach-thuc-loi-nhat-doi-voi-nha-thuoc-moi-di-vao-hoat-dong

3.Thách thức về thị trường

Bán kính (địa lý) ảnh hưởng của nhà thuốc có phạm vi nhỏ (dưới 1km), nên thị trường phục vụ bị giới hạn rất nhiều. Sau một thời gian hoạt động từ 1 năm – 2 năm, hầu hết các nhà thuốc sẽ đạt đến giới hạn thị trường này (doanh thu không tăng thêm nữa). Đây là thách thức lớn nhất đối với các nhà thuốc đã hoạt động lâu năm.

Hầu hết các nhà thuốc đạt đến giới hạn này thường thỏa mãn với điều này. Một số ít tìm cách vợt qua giới hạn này bằng cách tìm kiếm thị trường mới, ví dụ mở thêm nhà thuốc ở các khu vực khác.

4.Thác thức về năng lực quản trị

Hiện nay, công việc tại nhà thuốc vẫn được coi là công việc thêm (ngoài công việc chính của chủ nhà thuốc), cộng thêm năng lưc hạn chế của chủ nhà thuốc(thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản trị), nên công việc quản trị tại hầu hết các nhà thuốc thường bị xem nhẹ. Chủ nhà thuốc thường tập chung giải quyết công việc chi tiết hơn là dành thời gian cho việc quản trị.

Thách thức về quản trị chỉ thật sự đặt ra khi các nhà thuốc đã đạt đến giới hạn về thị trường và nhà thuốc mong muốn vượt qua giới hạn này. Lúc này xuất hiện những câu hỏi: làm thế nào có thể quản lý nhà thuốc có quy mô lớn hơn so với nhà thuốc cũ, làm thế nào vận hành hiệu quả nhiều nhà thuốc, làm thế nào quản lý được nhiều nhà thuốc cùng một lúc, làm thế nào tối ưu hóa hoạt động kinh doanh tại các nhà thuốc vv… Đó thực sự là những câu hỏi không dễ để trà lời. Những gợi ý sau giúp bạn vượt qua thách thức này:

  • Chủ nhà thuốc phải luôn không ngừng học tập, học hỏi để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về quản trị.
  • Tìm kiếm công cụ quản trị nhiều nhà thuốc, ví dụ công cụ bản đồ quản trị nhà thuốc.
  • Quản trị thông tin bằng công cụ phần mềm hiện đại để có đủ thông tin phục vụ cho việc ra quyết định.
  • Không ngừng nâng cao, tìm tòi, đổi mới những công nghệ tiên tiến áp dụng trong thực tiễn.
  • Nhìn nhận, đánh giá sử dụng người tài.

tuyen-sinh-trung-cap-duoc-chuyen-doi

Đào tạo Dược sĩ có tay nghề cao, năng lực quản trị tốt tại đâu?

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur đào tạo Dược sĩ về các kỹ năng đi sâu vào thực tiễn chuyên ngành Dược, các kỹ năng giao tiếp bán hàng, trình dược viên…. Hơn nữa còn đào tạo các học viên năng lực quản trị ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường về mở nhà thuốc, quản trị con người, va chạm trong cuộc sống, định hướng nghề nghiệp để có 1 tương lai ổn định hơn.

Nhà trường đào tạo và khai giảng nhiều lớp trong năm trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN

dang-ky-hoc-trung-cap-y-duoc

Đăng ký học tại đây

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở).

Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat