Sốt ve mò được xếp vào dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi gây nên. Bệnh có ổ dịch trong tự nhiên, truyền ngẫu nhiên sang người nếu bị ấu trùng mò đốt.
- Bị đau vùng thượng vị khi đói cần được xử trí như thế nào?
- Bệnh ung thư máu do những nguyên nhân và triệu chứng nào gây nên?
Bệnh sốt ve mò là gì?
Bệnh sốt ve mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi khuẩn loài mò thuộc họ Trombiculidae có tên gọi Orientia tsutsugamushi, và là một ký sinh trùng nội bào tự nhiên. Bệnh có ổ dịch trong tự nhiên, truyền ngẫu nhiên sang người nếu bị ấu trùng mò đốt. Các ấu trùng mò chọn loài gặm nhấm, đặc biệt là chuột làm ký chủ trung gian.
Bệnh sốt ve mò tạo nên những ổ dịch nhỏ, xuất hiện rải rác trên các trảng bìa rừng, khu vực rừng mới phá hoặc mới trồng, vùng giáp ranh, nơi có nhiều cây con bụi rậm, các bãi cỏ ven sông suối, trên nương rẫy, những nơi có bóng râm và đất ẩm.
Bất cứ ai ở độ tuổi nào cũng có khả năng mắc bệnh nhưng chủ yếu phổ biến nhất ở lứa tuổi lao động. Bệnh sốt ve mò còn có tính chất nghề nghiệp: lâm nghiệp, nông nghiệp, bộ đội. Theo thống kê y tế, có đến khoảng 80,5% bệnh xuất hiện chủ yếu ở những vùng nông thôn rừng núi, hiếm khi gặp ở thành thị. Ở vùng ôn đới và nhiệt đới, bệnh bùng phát mạnh vào mùa hè và những tháng mưa có độ ẩm cao, là thời gian chỉ số sốt mò cao.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y dược Nam Định cho biết người đã từng mắc bệnh sẽ có miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể lâu dài với chủng vi khuẩn gây bệnh nhưng chỉ có miễn dịch tạm thời với các chủng khác. Vì vậy, nếu tái nhiễm do chủng vi khuẩn khác trong vòng vài tháng sau khi khỏi bệnh thì người bệnh chỉ mắc bệnh nhẹ. Đặc biệt, người sống trong ổ dịch có thể nhiễm bệnh 2-3 lần, nhưng thường mắc bệnh thể nhẹ hoặc tiềm tàng không biểu hiện triệu chứng, nghĩa là người dân ở địa phương thường ít mắc bệnh và nếu có cũng chỉ mắc các thể nhẹ trong khi người ở nơi khác đến dễ mắc thể nặng.
Bệnh nếu không được can thiệp điều trị có thể gặp các biến chứng nặng và thường là nguyên nhân gây tử vong cao như: tim mạch (viêm cơ tim, trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn), hô hấp (bội nhiễm hoặc do chính vi khuẩn Orientia tsutsugamushi gây viêm phổi, viêm phế quản nặng), viêm não màng não, viêm cầu thận.
Nguyên nhân gây bệnh sốt ve mò là do đâu?
Ấu trùng mò nhiễm Orientia tsutsugamushi được xác định là rung gian truyền bệnh.
Theo nhân viên ngành Điều Dưỡng, mò Trombiculidae được xếp vào họ ve bét (Acariformes), lớp nhện (Arachnida), ngành chân đốt (Arthropoda) có kích thước rất bé (thường dưới 1mm), màu sắc thay đổi từ vàng đến da cam, còn có tên gọi khác là mò đỏ.
Vòng đời của mò sẽ phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và mò trưởng thành. Ấu trùng là giai đoạn phát triển duy nhất của mò, thường sống ký sinh ở động vật hoang dã hay động vật có xương sống (chuột và thú nhỏ)
Chu kỳ sinh trưởng của mò kéo dài từ 2-3 tháng (vùng ấm) và trên 8 tháng (vùng lạnh), mò trưởng thành sống trung bình 15 tháng, ấu trùng chưa đốt động vật có thể sống 30 ngày.
Mò có vật chủ thường là các động vật hoang dã như các loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột), các loài chim hoặc gia súc (chó, lợn, gà).
Ấu trùng mò bị nhiễm Orientia tsutsugamushi sau khi hút máu vật chủ có mang mầm bệnh sẽ phát triển thành mò trưởng thành và đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng đã mang mầm bệnh và sẵn sàng hút máu (mò có thể truyền mầm bệnh qua trứng đến đời thứ 3). Những con ấu trùng đời sau này khi đốt và hút máu sẽ lây nhiễm cho các con vật khác và người, như vậy mò vừa là vật chủ vừa là trung gian truyền bệnh. Quá trình nhiễm trùng duy trì trong tự nhiên giữa mò và các vật chủ. Việc mò đốt và hút máu người, truyền Orientia tsutsugamushi sang người chỉ được xem một sự ngẫu nhiên.
Triệu chứng thường gặp của bệnh sốt ve mò là gì?
Thông qua vết loét, Orientia tsutsugamushi xâm nhập vào hệ bạch huyết gây viêm hạch tại chỗ rồi lan ra toàn thân, đi vào máu gây viêm nội mạc mạch máu toàn thân cuối cùng dẫn đến tổn thương viêm nhiễm ở các cơ quan phủ tạng.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố sức khỏe như: nơi cư trú, độc tính của từng chủng và sức đề kháng của từng bệnh nhân đối với vi khuẩn.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh sốt ve mò?
Mò và ấu trùng mò thường sinh sống ở nơi đất xốp, ẩm, mát, trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi râm mát, có bụi rậm,…
Những người có nguy cơ có thể bị ấu trùng mò đốt bao gồm:
- Người sinh sống hoặc làm việc trong ổ dịch
- Người phát rẫy làm nương
- Bộ đội đi dã ngoại
- Người có thói quen ngồi hoặc nằm nghỉ trên bãi cỏ, để mũ nón hoặc buộc võng vào gốc cây
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh sốt ve mò?
Dọn sạch cỏ dại, phát quang bụi rậm quanh nhà
Phun thuốc diệt ấu trùng mò.
Diệt chuột và các loài gặm nhấm.
Khi đi vào vùng rừng núi hoặc vùng cây cối rậm rạp nên có trang bị bảo hộ: mặc quần áo dài tay, mang bao tay, vớ che kín cơ thể.
Không nằm trên bãi cỏ hay những vùng đất ẩm, không phơi quần áo chăn màn trên bãi cỏ tránh ấu trùng mò bám vào.
Không cần dùng kháng sinh dự phòng vì ít đạt hiệu quả và tốn kém.
Cho đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh sốt ve mò.