Nắng nóng khi đi tắm ở bể bơi tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh

Trong những ngày hè nắng gay gắt như thế này thì thú vui là bơi lội cho mát. Thế nhưng đằng sau đó lại ẩn chứa nhiều nguy cơ lây bệnh từ nguồn nước không hợp vệ sinh.

Nắng nóng khi đi tắm ở bể bơi tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh

Nắng nóng khi đi tắm ở bể bơi tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh

Một số bệnh có thể gặp khi tắm ở bể bơi không hợp vệ sinh

1. Bệnh đau mắt đỏ

Theo trang tin tức Sức khỏe cộng đồng cho biết: Bể bơi là nơi bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan nhất. Để phòng bệnh, khi đi bơi, nên đeo kính bảo vệ, sau khi bơi cần nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý Nacl 0,9 % (có bán ở các nhà thuốc).

Những người đang mắc bệnh không được xuống hồ bơi vì không những khiến bệnh lâu khỏi mà còn lây bệnh sang người khác. Nhiều bể bơi lạm dụng hoá chất còn làm cho người bơi dễ mắc chứng khác về mắt như: khô mắt, đỏ mắt.

2. Bệnh ngoài da

Khi bơi lội, thân thể dễ va chạm và bị xây xước nhẹ. Đây là điều kiện rất tốt để các virus nấm mốc, bệnh ngoài da,…xâm nhập và tấn công cơ thể.
Vì vậy, khi thấy có hiện tượng mẩn ngứa hoặc viêm da, phải đi khám ngay ở các bệnh viện chuyên môn.

3. Bệnh viêm mũi, tai

Do bị nước lọt vào gây các bệnh viêm tai, mũi. Khi thấy tai có hiện tượng đau, ngứa, chảy nước phải ngừng bơi và đến gặp bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để được khám và cho thuốc.

4. Bệnh phụ khoa

Các vi khuẩn nấm trong nước tràn vào bên trong cơ thể gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng gây ra những khó chịu, nếu không điều trị dứt điểm có thể biến chứng thành những bệnh khó chữa đặc biệt là với các bé gái và chị em phụ nữ.

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019 với hình thức xét tuyển

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019 với hình thức xét tuyển

5. Bệnh hen

Bệnh hen ở trẻ có thể xảy ra khi các em đi bơi nhiều. Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là các chất hoá học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước bể bơi trong hơn. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng.

6. Bệnh về tóc

Tóc bạn sẽ trở nên khô xơ và cứng bởi các chất hoá học lọc nước như: ôxít đồng, muối nhôm, clo…

Chính vì vậy, khi bơi bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này. Nếu tóc đã bị hỏng, bạn không nên dùng dầu gội đầu mà nên đun nước bồ kết để gội sau khi bơi.

7. Bệnh tay chân miệng

Bệnh TCM lây qua dịch tiết mũi họng của trẻ bắn trực tiếp qua trẻ khác nếu tiếp xúc gần hoặc dính lên tay chân của trẻ khác, sau đó dùng tay đưa thức ăn vào miệng.

Hồ bơi là nơi các trẻ tập trung mật độ cao, nếu tiếp xúc trực tiếp thì nguy cơ lây nhiễm cao hơn, virus TCM có thể nhiễm vào nước rồi đi vào miệng trẻ khác nhưng khó khăn hơn vì nước hồ bơi luôn có chứa chất sát khuẩn.

Tuy nhiên, môi trường hồ bơi cũng dễ lây một số bệnh truyền nhiễm khác như bệnh nhiễm não mô cầu, bệnh mắt hột… do đó khi đưa trẻ đi bơi, khó tránh được các bệnh trên nếu mật độ người bơi quá nhiều…

Nguồn: Giáo dục tuyển sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat