Một số thông tin lưu ý về bệnh tràn khí màng phổi tự phát

Tràn khí màng phổi là hiện tượng phổi bị xẹp do không khí xâm nhập vào khoang màng phổi gây áp lực ép vào phía ngoài phổi khiến phổi bị xẹp xuống.

Tràn khí màng phổi tự phát là bệnh gì?

Tràn khí màng phổi là hiện tượng phổi bị xẹp, không khí xâm nhập vào khoang màng phổi. Chính lượng khí này ép vào phía ngoài phổi và làm phổi xẹp xuống. Tràn khí màng phổi có thể xuất hiện ở một phần hay toàn bộ phổi.

Tràn khí màng phổi tự phát là hiện tượng bệnh xuất hiện đột ngột và không rõ nguyên nhân. Tỉ lệ mắc bệnh trên thế giới dao động trong khoảng 1/215000 đến 1/67000.

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết tràn khí màng phổi tự phát hiện nay được chia làm 2 loại:

Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát: rất phổ biến ở nam giới với tỉ lệ 75%, xảy ra ở những người trước đó khỏe mạnh. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do các bóng khí ở bề mặt phổi bị vỡ. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được cơ chế hình thành các bong bóng này. Tuy nhiên, các đối tượng nguy cơ chủ yếu là người cao, gầy, trong đó có đến 1/3 số trường hợp tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát sẽ tái phát.

Tràn khí màng phổi tự phát tái phát: là trường hợp nghiêm trọng hơn, thường gặp ở đối tượng bệnh nhân trên 30 tuổi có tiền sử mắc bệnh phổi như lao phổi, viêm phổi, COPD, hen, xơ phổi kẽ lan tỏa…

Cần phân biệt 2 loại tràn khí màng phổi tự phát với tràn khí màng phổi áp lực, do tràn khí màng phổi tự phát thường không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, còn tràn khí màng phổi áp lực thường đi kèm với một chấn thương ở khu vực lồng ngực, xương sườn bị gãy làm rách lá tạng màng phổi.

Nguyên nhân gây bệnh tràn khí màng phổi tự phát

Tràn khí màng phổi tự phát do lao: trong thời kỳ kinh tế khó khăn, dân trí thấp, không đủ điều kiện thuận lợi để điều trị dẫn đến tỉ lệ người mắc tràn khí màng phổi do bệnh lao là rất cao, chiếm tỉ lệ 2/3 số trường hợp mắc bệnh. Bệnh lao tiến triển có thể gây tràn khí màng phổi do hình thành những ổ lao trên bề mặt phổi và chúng có thể bị vỡ ra bất cứ lúc nào

Tràn khí màng phổi tự phát không do lao: phần lớn các trường hợp tràn khí màng phổi tự phát là do các bệnh lý của phổi và phế quản như: viêm phổi do phế cầu, áp xe, hen phế quản, ung thư phổi, khí phế thũng, giãn phế quản…

Triệu chứng tràn khí màng phổi tự phát là gì

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các triệu chứng của tràn khí màng phổi tự phát hầu hết đều khởi phát đột ngột, bao gồm các cơn đau ngực dữ dội, đau nhiều hơn khi hít thở, đôi khi triệu chứng đau ngực xuất hiện ngay sau khi bệnh nhân làm việc gắng sức hoặc ho khạc; bệnh nhân bị khó thở, mức độ tràn khí càng nhiều thì tình trạng khó thở càng nghiêm trọng. Khi bệnh nhân vật vã, tím tái, thở nhanh, thở nông, huyết áp tụt, mạch nhanh chứng tỏ bệnh đã hết sức nghiêm trọng, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.

Điều trị bệnh tràn khí màng phổi tự phát

Tùy từng trường hợp hoặc mức độ bệnh nặng nhẹ của bệnh sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp khác nhau.

Chọc hút khí màng phổi: Bác sĩ sẽ dùng một kim lớn hoặc máy hút để hút khí màng phổi. Biện pháp thường chỉ được dùng trong cấp cứu, đặc biệt những trường hợp tràn khí nặng mà chưa thể dẫn lưu.

Dẫn lưu màng phổi: Các ống dẫn lưu ngực chuyên dụng và máy hút sẽ được sử dụng liên tục. Biện pháp dẫn lưu màng phổi khi được áp dụng cần đảm bảo nguyên tắc: Kín, một chiều, triệt để và vô trùng tuyệt đối.

Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả, ít xâm lấn, thời gian bệnh nhân nằm viện ngắn, tổn thương được xử trí triệt để là nguyên nhân gây tràn khí và gây dính màng phổi tránh tái phát. Khi thực hiện, phẫu thuật viên sẽ phát hiện nguyên nhân gây tràn khí là các bóng khí, kén khí. Tùy thuộc vị trí, kích thước, số lượng các bóng khí sẽ có biện pháp can thiệp khác nhau. Trường hợp tràn khí màng phổi tái phát nhiều lần, tràn khí do kén khí khổng lồ, có thể có biến chứng nhiễm khuẩn hoặc áp xe, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi.

Để bệnh nhân có thể hoàn toàn có chất lượng cuộc sống bình thường sau khi phẫu thuật thì cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ sau phẫu thuật
  • Vận động, tập luyện thể dục nhẹ nhàng, không được gắng sức kết hợp với tập thở
  • Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng
  • Giữ ấm cơ thể và vệ sinh cá nhân tốt
  • Tái khám định kỳ để kịp thời phát hiện và loại bỏ các yếu tố nguy cơ

Phòng ngừa bệnh tràn khí màng phổi tự phát

Bệnh tràn khí màng phổi tự phát là loại bệnh không thể phòng ngừa, nhưng vẫn có một số biện pháp có thể ngăn ngừa việc tái phát của bệnh này. Đây là những biện pháp hết sức quan trọng do bệnh hoàn toàn có thể tái phát trong vòng 2 năm kể từ khi được điều trị khỏi. Tỷ lệ tái phát là lên đến 30% bệnh nhân.

Bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp dưới đây để ngăn ngừa bệnh tái phát và các vấn đề sức khỏe:

  • Dừng hút thuốc
  • Tránh lặn sâu
  • Trường hợp cần phải đi máy bay thì phải có dẫn lưu màng phổi

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để giảm nguy cơ xẹp phổi tái phát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat