Bác sĩ chia sẻ thông tin về bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật có thể gây ra hàng loạt những triệu chứng như đau đầu, choáng váng, tim đập nhanh,… nhưng không hề tổn thương đến thực thể, vậy việc điều trị bệnh như thế nào?

 

Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh gì?

Nhiều người khi được chẩn đoán, không biết rối loạn thần kinh thực vật là gì. Chuyên gia sức khỏe cộng đồng cho biết thần kinh thực vật gồm có hệ giao cảm và phó giao cảm, thực hiện chức năng không tự chủ (con người không thể kiểm soát), có tác dụng đối lập nhau. Ví dụ như tăng và giảm nhịp tim, tăng và giảm huyết áp, tăng và giảm tiết mồ hôi… Sự đối lập này giúp cho hoạt động của các cơ quan luôn trong trạng thái cân bằng. Khi hệ giao cảm hoặc phó giao cảm “trội” hơn (cường giao cảm hoặc cường phó giao cảm), sẽ làm cán cân bị dịch chuyển, từ đó gây rối loạn hoạt động của những cơ quan mà chúng điều khiển.

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật là do đâu?

Các nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn thần kinh thực vật:

– Hội chứng Riley-Day: Hội chứng rối loạn thực vật có tính chất gia đình.

– Giảm huyết áp tư thế tự phát.

– Hội chứng Shy-Drager: Rối loạn vận động trong bệnh teo đa hệ thống.

– Hội chứng Parkinson.

Các nguyên nhân thứ phát:

– Mắc các bệnh tự miễn: hội chứng Guillain-Barre, chứng suy nhược thần kinh, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren và lupus ban đỏ hệ thống

– Ung thư phổi

– Bệnh tiểu đường hoặc giai đoạn sớm tiền tiểu đường

– Virus HIV

– Thiếu dinh dưỡng (vitamin B1, 3, 6 và 12)

– Chấn thương, phẫu thuật, mang thai hoặc do virus

– Nghiện rượu, tác dụng của thuốc hóa xạ ung thư, thuốc kháng cholinergic, ngộ độc kim loại nặng…

Triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Theo các chuyên gia Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật sẽ không xuất hiện ở một cơ quan, mà thường là rối loạn đa hệ thống, do đó các biểu hiện rất đa dạng.

– Hạ huyết áp tư thế: lâng lâng, chóng mặt, ngất, mắt mờ, đi bộ không vững, cơ thể suy nhược

– Vấn đề tiết niệu: tiểu nhiều vào ban đêm, tần suất đi tiểu nhiều, cảm giác cấp bách, khó kiềm chế khi căng thẳng, lo lắng, hồi hộp.

– Rối loạn chức năng tình dục: rối loạn cương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới và giảm ham muốn khi quan hệ tình dục.

– Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy liên tục, táo bón hoặc các đợt táo lỏng đan xen, buồn nôn, nôn sau khi ăn, ăn mất cảm giác ngon miệng, khó tiêu hóa, đầy trướng bụng, ợ nóng, ợ chua…

– Về đề bài tiết mồ hồi: tăng hoặc giảm tiết mồ hôi. Tăng tiết mồ hôi xảy ra chủ yếu vào ban đêm, dễ bị nhiễm nấm, giảm tiết mồ hôi gây khô ngứa da.

– Giảm khả năng tập thể dục

– Cảm giác ngứa ran ở tay, chân hoặc các bộ phận cơ thể khác

Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng tới nhịp tim với các biểu hiện như: tim đập nhanh, có khi đập chậm, mệt mỏi, đánh trống ngực, đau nhói vùng ngực, khó thở, ngộp thở, hồi hộp… Nhưng khi đi khám, chúng sẽ biến mất hoàn toàn, nên không được chẩn đoán bệnh. Nếu không kèm với tổn thương thực thể tại tim, bác sĩ sẽ kết luận bạn bị rối loạn thần kinh tim.

 

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: Không có thuốc đặc trị rối loạn thần kinh thực vật, mà chỉ có những loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh.

– Vấn đề tiêu hóa: một số thuốc được kê để giúp tăng nhu động dạ dày (reglan) hoặc làm giảm táo bón (thuốc nhuận tràng)

– Vấn đề tiết niệu: huấn luyện bàng quang theo lịch trình và dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng (ví dụ bethanechol, ditropan)

– Rối loạn chức năng tình dục: nam giới uống thuốc để tăng cương cứng dương vật như Viagra, Cialis sẽ được chỉ định. Đối với phụ nữ, được dùng chất bôi trơn âm đạo.

– Căng thẳng, lo lắng: bác sĩ có thể kê một số toa thuốc nhất định như Celexa, Effexor, Neurontin, Cymbalta để giúp làm giảm đau, an thần, trấn tĩnh.

– Kiểm soát triệu chứng tim mạch:

+ Fludrocortisone: tăng cường giữ nước, giúp nâng chỉ số huyết áp.

+ Midodrine: làm tăng huyết áp, không ảnh hưởng đến nhịp tim.

+ Thuốc chẹn beta (betaloc, betaloc zok, concor): thư giãn mạch máu, giảm năng lượng cho tim, làm giảm nhịp tim.

+ Pyridostigmine: làm cho mạch máu co thắt gây tăng huyết áp nhẹ; không ảnh hưởng đến nhịp tim.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat