Ngữ văn là một trong những môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia, vì vậy thí sinh cần lưu ý những lỗi thường gặp để tránh cũng như tìm hiểu kỹ đề bài trước khi làm bài.
- Hướng dẫn thí sinh TP.HCM đăng ký thi đợt 2 nếu không thi tốt nghiệp THPT đợt 1
- Học sinh được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành CTGDPT nếu không thi tốt nghiệp
- Cơ hội học cao đẳng dược Sài Gòn khi tốt nghiệp THPT
Thí sinh thi môn Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2021. Ảnh minh họa.
Sáng nay 7/7, các sĩ tử trên cả nước bước vào kỳ thi THPT quốc gia với bài thi môn Ngữ Văn. Để tránh mất điểm oan uổng, thí sinh cần lưu ý những điều sau đây.
Phần đọc hiểu
Trả lời sai câu hỏi: nhận biết; thông hiểu; vận dụng thấp (câu 1, 2, 3) sẽ bị 0 điểm. Vậy nên thí sinh không được đoán mò mà cần nắm chắc: thể thơ; phong cách ngôn ngữ; phương thức biểu đạt; thao tác lập luận.
Thí sinh cần đọc kỹ ngữ liệu (văn bản thơ, văn xuôi) để hiểu được tác giả đề cập đến những nội dung nào. Tốt nhất thí sinh cần gạch chân các từ khóa ngắn gọn, trả lời trúng vấn đề, tránh viết dài dòng, lan man nhưng không ăn nhập gì với câu hỏi.
Riêng câu hỏi vận dụng ở mức độ cao nhất (câu 4) của phần này là câu hỏi mở. Thí sinh phải hiểu hết nội dung văn bản để nắm bắt được tư tưởng, tình cảm mà tác giả thể hiện, gửi gắm. Hoặc câu hỏi cũng có thể yêu cầu thí sinh bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề, khía cạnh nào đó từ văn bản.
Thí sinh có thể trả lời đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình một phần nhưng cần bày tỏ chính kiến một cách thuyết phục, không vi phạm đạo đức, thuần phong mĩ tục, không trái với pháp luật hiện hành.
Phần làm văn
Lỗi sai: Thí sinh viết sai hình thức đoạn văn, xác định sai vấn đề cần nghị luận, viết không đảm bảo cấu trúc bài nghị luận và làm bài không theo thứ các câu hỏi.
Ảnh minh họa
Ở câu Nghị luận xã hội, thí sinh viết sai hình thức đoạn văn (viết xuống dòng, viết đoạn văn như một bài văn thu nhỏ), bị trừ ít nhất 0,25/2 điểm. Đặc biệt, xác định sai vấn đề cần nghị luận dẫn đến viết lạc đề sẽ bị điểm 0 ở phần nội dung. Do đó, thí sinh phải đọc kỹ câu lệnh để tránh viết sai lạc, thiếu nội dung.
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo kiểu tổng – phân – hợp, khoảng 2/3 hoặc 1 tờ giấy thi là đạt yêu cầu, tránh viết dài vừa mất thời gian vừa dàn trải, thiếu súc tích. Đoạn văn cần triển khai luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, có thể mở rộng thêm vấn đề để bàn luận cho sâu sắc.
Câu Nghị luận văn học, viết không đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (không thể hiện rõ mở bài, thân bài, kết bài – bài viết bị trừ 0,25/5 điểm điểm. Xác định sai vấn đề cần nghị luận dẫn đến viết lạc đề sẽ bị điểm 0 ở phần nội dung. Bên cạnh đó, thí sinh viết sai chính tả, ngữ pháp cũng bị trừ từ 0,25 điểm.
Bên cạnh đó, việc thí sinh làm bài không theo thứ các câu hỏi ở phần đọc hiểu, làm bài xong rồi mới ghi phần bổ sung nội dung cho câu này, câu kia; bài viết cẩu thả; tẩy xóa… cũng khiến giám khảo khó thiện cảm, tất nhiên bài viết cũng bị trừ điểm theo.
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, để ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao, thí sinh nên ôn bài trọng tâm, sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống các phạm vi kiến thức là tốt nhất.
Phần Đọc hiểu và Nghị luận xã hội, đề ra ngoài phạm vi chương trình sách giáo khoa, vậy nên thí sinh dành thời gian nhiều cho phần Nghị luận văn học – chiếm 5 điểm trên tổng bài thi.
Ngoài ra, thí sinh có thể ôn tập các tác phẩm văn học theo chủ đề, ví như: chủ đề thơ; chủ đề ký; chủ đề truyện ngắn, chủ đề kịch. Trong đó cần đặc biệt nắm vững: tác giả; hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; phong cách nghệ thuật tác giả; nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Chú ý viết phần mở bài, kết bài nhiều lần theo các dạng cho nhuần nhuyễn, bởi thí sinh thường mất nhiều thời gian cho 2 phần này.
Nguồn: giaoductuyensinh.com