Dược sĩ cảnh báo những loại thuốc gây gan nhiễm mỡ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ và bạn cần lưu ý để trách hậu quả khôn lường. Dược sĩ sẽ chỉ cho bạn 1 số loại thuốc gây gan nhiễm mỡ.

duoc-si-canh-bao-nhung-loai-thuoc-gay-gan-nhiem-mo
Dược sĩ cảnh báo những loại thuốc làm gan nhiễm mỡ

Dược sĩ định nghĩa Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ hay còn gọi gan thoái hoá mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do nhiều nguyên nhân. Bình thường lượng mỡ chiếm khoảng 3-5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ khi lượng mỡ trong gan chiếm 5-10%, nếu 10-25% là nhiễm mỡ mức độ vừa và nếu vượt quá 30% là nhiễm mỡ nặng. Mức độ gan nhiễm mỡ cũng phụ thuộc vào bệnh chính gây ra và việc tuân thủ chế độ điều trị bệnh.

Gan nhiễm mỡ không phải là một bệnh mà chỉ là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó muốn điều trị gan nhiễm mỡ thì phải điều trị bệnh chính gây ra gan nhiễm mỡ và không có loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa khỏi tình trạng này nếu như không điều trị nguyên nhân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ như béo phì, tiểu đường, tăng lipid máu, nghiện rượu, viêm gan siêu vi, do sử dụng một số thuốc như corticoid, tamoxiphen, amiodarone… Đặc biệt, khoảng 70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ là do béo phì.

duoc-si-canh-bao-nhung-loai-thuoc-gay-gan-nhiem-mo-2
Dược sĩ bật mí loại kháng sinh Tetracycline gây thâm nhiễm mỡ

Dược sĩ tư vấn những loại thuốc gây gan nhiễm mỡ

Thuốc nhóm glucocorticoid (dexamethason,prednisolon,…): Khi dùng liều cao các thuốc trong nhóm glucocorticoids có thể gây ra gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân chính là do tăng giải phóng acid béo từ các mô mỡ, từ đó gây ra gan nhiễm mỡ. Khi ngưng sử dụng glucocorticoid, tình trạng gan nhiễm mỡ có thể giảm dần và hết hẳn.

Tetracycline: loại kháng sinh này nếu dùng qua đường uống có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng nhỏ. Mức độ của thoái hóa mỡ ở gan có mối liên hệ chặt chẽ và tỷ lệ thuận với liều dùng.

Amiodarone: là một thuốc chữa loạn nhịp tim. Dùng thuốc kéo dài có thể gây gan nhiễm mỡ dạng bọng lớn và những biến đổi bệnh lý tương tự trong viêm gan do rượu.

Ngoài ra còn một số thuốc khác có thể gây máu nhiễm mỡ ở gan như: valproic acid (thuốc chống co giật, có thể gây bất thường ở gan sau khi dùng thuốc 2 – 4 tháng), methotrexat (thuốc ức chế miễn dịch dùng trong điều trị ung thư), estrogen (nội tiết tố nữ), perhexilin (thuốc trị cơn đau thắt ngực) và tất cả các thuốc gây độc cho tế bào gan như: thuốc kháng virut, thuốc chống lao, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng giáp tổng hợp…

Bạn không nên lo lắng quá về bệnh gan nhiễm mỡ, cần có chế độ ăn uống và tập luyện thể thao hợp lý, kiểm soát cân nặng (nếu thừa cân) để đẩy lùi bệnh. Bạn nên tiếp tục dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi buộc phải dùng một trong các loại thuốc nêu ở trên, cần được theo dõi chức năng gan định kỳ để đánh giá tình trạng bệnh và có chỉ định dùng thuốc khi cần thiết.

dao-tao-duoc-si-ban-thuoc-tan-duoc
Đào tạo Dược sĩ hệ văn bằng 2 bán thuốc tân Dược tong và ngoài giờ hành chính

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học văn bằng 2 Trung cấp Dược sĩ 

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở.

Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyen

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên: Điện thoại: 0208.6556333

Theo Báo sức khỏe đời sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat