Y sĩ đa khoa hướng dẫn cách xử trí và nguyên nhân chóng mặt

Chóng mặt là một triệu chứng rất hay xảy ra, và thường khó diễn tả. Y sĩ đa khoa hướng dẫn nguyên nhân và triệu chứng của từng kiểu chóng mặt để có cách điều trị hiệu quả nhất.

Chóng mặt do nhiều nguyên nhân, 40% rối loạn tiền đình ngoại biên, 10% tổn thương tiền đình trung ương ở thân não, 15% do rối loạn tâm thần và 25% do các nguyên nhân khác như sắp xỉu và mất thăng bằng khi đi lại. Chẩn đoán chưa rõ chiếm tỷ lệ 10%. Căn nguyên chóng mặt thay đổi tùy theo tuổi, ở người cao tuổi thường do tổn thương tiền đình trung ương, phần lớn do đột quỵ (tương ứng 20%), chóng mặt không điển hình và sắp xỉu gặp ở người trẻ nhiều hơn.

chong-mat

Chóng mặt kiểu xoay tròn (vertigo)

Trong các loại chóng mặt, chóng mặt kiểu xoay tròn xảy ra nhiều nhất, 50% trường hợp chóng mặt. Người bị có ảo giác như mình hoặc mọi vật chung quanh đang chuyển động. Thường là ảo giác xoay tròn, có thể thấy mọi vật chuyển động theo chiều dọc, có cảm giác như đang ngồi trên ghế đu. Tuy nhiên một số trường hợp có thể chóng mặt mơ hồ, mất thăng bằng hay mất định hướng.

Nguyên nhân là do sự mất cân đối cấp tính của hệ thống tiền đình, cơ thể chúng ta được giữ thăng bằng nhờ vào các hệ thống sau: tai trong ghi nhận chuyển động lên xuống, qua lại của đầu. Mắt phát hiện các chuyển động của cơ thể trong không gian, da lòng bàn chân ghi nhận áp lực tiếp xúc của cơ thể với mặt đất, các cơ, khớp xương ghi nhận chuyển động các chi và thân mình.

Chóng mặt tư thế lành tính

Là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chóng mặt, đặc điểm cơn chóng mặt ngắn xảy ra khi thay đổi tư thế đầu. Hầu hết cơn xảy ra khi nằm xuống, xoay đầu qua phải hay trái trên gối, khi cuối xuống hay nhìn lên trên. Bệnh chiếm từ 17 đến 20% nguyên nhân chóng mặt, thường gặp ở lứa tuổi từ 50-70, mặc dù có thể gặp trong bất cứ nhóm tuổi nào, và gấp 2 lần ở nữ, 50% chóng mặt ở người già, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi. Cơ chế bệnh sinh là do các mãnh vỡ của sỏi tai di chuyển tự do trong ống bán khuyên sau.

nguyen-nhan-chong-mat

Nguyên nhân thường gặp ở người dưới 50 tuổi: sau chấn thương đầu, đau đầu mạch máu, viêm thần kinh tiền đình, bệnh Meniere. Ở người già phần lớn do bệnh lý thoái hóa hệ thống tiền đình tai trong, sau phẫu thuật tai. Tuy nhiên đa số trường hợp, người ta không tìm thấy nguyên nhân. Bệnh lành tính, thường sẽ tự động biến mất. Điều trị hiện nay, nghiêm pháp tái định vị sỏi tai của Epley có hiệu quả trong tổn thương ống bán khuyên trước và sau, tỷ lệ thất bại 25% và tái phát trong 6 tháng là 13%. Các bài tự tập tại nhà Brandt Daroff, Epley được khuyến cáo cho những trường hợp có chẩn đoán rõ, hiệu quả hơn do lập lại nhiều lần

Chóng mặt kiểu sắp xỉu (presyncope)

Sắp xỉu là triệu chứng báo trước cơn ngất xỉu, thường xảy ra hơn, kéo dài từ vài giây đến vài phút và người bệnh thường cảm thấy gần như choáng, ngất, khi cường độ nhẹ thường mô tả không rõ ràng. Người bệnh không thấy mọi vật chung quanh xoay tròn, đầu váng, mắt hoa, chân nặng như đá, rồi trời đất như tối sầm lại, toát mồ hôi, da lạnh, mặt xanh tái. Triệu chứng nặng dần đưa đến ngất xỉu, hoặc bớt dần. Cơn thường xảy ra khi đang đứng hay ngồi thẳng và không xảy ra khi nằm ngửa, Các tình trạng mất nước trong cơ thể (như khi tiêu chảy nặng) hay thiếu máu (như khi chảy máu đường tiêu hóa) đều có thể gây chóng mặt.

Các bệnh lý tim mạch , bệnh phổi nặng trong máu không có đủ dưỡng khí cũng gây chóng mặt, muốn xỉu.

Chóng mặt, xỉu trong lúc ho dữ dội, trong lúc hoặc ngay sau khi đi tiểu, do phản xạ thần kinh, khiến máu lên não không đủ.

Thuốc: nhiều thuốc có thể gây chóng mặt, nhất là những thuốc chữa cao áp huyết.

Xem thêm: 

tri-lieu-chong-mat

Cách xử trí khi bị chóng mặt

Triệu than phiền chóng mặt thì không đặc hiệu và đòi hỏi cần thêm nhiều chi tiết. Nguyên nhân chóng mặt kiểu xoay tròn, sắp xỉu, mất thăng bằng hay không điển hình được làm sáng tỏ tốt nhất trong khai thác bệnh sử và thăm khám. Sắp xỉu thường diễn tả cảm giác sắp xảy ra ngất xỉu, chẩn đoán chỉ khi chóng mặt xảy ra ở tư thế đứng thẳng, bệnh tim và khi phối hợp mặt tái nhợt. Chóng mặt không đặc hiệu bao gồm các thể nhẹ hơn của chóng mặt kiểu xoay tròn, sắp xỉu, mắt thăng bằng, như tác dụng phụ của thuốc, bệnh tâm thần và rối loạn biến dưỡng. Người già chóng mặt thường do nhiều nguyên nhân.

Các thông tin cần thiết

Khi đi khám bệnh vì chóng mặt, xin kể bệnh mạch lạc, dùng con số để diễn tả và cho biết những chi tiết sau:

  • Thực sự, bạn cảm thấy thế nào khi chóng mặt: mọi vật chung quanh quay cuồng, muốn xỉu, mất thăng bằng lúc đi lại, hay nó chỉ choang choáng, ngây ngây…?
  • Triệu chứng chóng mặt của bạn hay xảy ra trong trường hợp nào: trở mình trong giường, nhỏm dậy nhanh, nằm xuống nhanh, khi xoay đầu, lúc ngước nhìn lên cao, lúc đang ngồi hay đứng, lúc đi lại, khi lo buồn, lúc ở nơi đông người, nóng nực…?
  • Triệu chứng chóng mặt kéo dài bao lâu: vài giây, vài phút, vài tiếng, vài ngày hay nhiều tuần…?
  • Bạn đang có bệnh gì quan trọng không: cao áp-huyết, tiểu đường, bệnh tim, bệnh thần kinh, bệnh tâm thần…?
  • Tất cả các thuốc men bạn đang dùng, kể cả những thuốc mua không cần toa bác sĩ. Tốt nhất, bạn đem theo thuốc khi đi khám bệnh, vì trên chai thuốc, có những chi tiết bác sĩ cần biết: tên bác sĩ đang hay đã chữa trị cho bạn, tên thuốc, phân lượng, số lượng thuốc còn lại trong chai… Đây là những chi tiết hết sức quí giá giúp vào sự định bệnh.

Chóng mặt rất hay xảy ra, đa số do nguyên nhân lành, song thỉnh thoảng do nguyên nhân nguy hiểm. Kể bệnh mạch lạc, rõ ràng, cố gắng diễn tả cảm giác chóng mặt khi nó xảy ra, bạn sẽ giúp bác sĩ rất nhiều trong việc định bệnh và chữa trị cho bạn.

dieu-tri-nguyen-nhan-chong-mat

Làm gì để có thể giảm chóng mặt?

  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột như đang nằm đứng nhanh dậy hay xoay nhanh sang hai bên.
  • Tránh xoay đầu quá mức như cúi xuống hay ngửa lên hoặc xoay đầu.
  • Tránh các chất có thể làm giảm tuần hoàn não như cà phê, thuốc lá, ăn mặn.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ như tình trạng căng thẳng, các chất gây dị ứng.
  • Không làm các công việc nguy hiểm khi đang chóng mặt như lái xe, leo trèo cao…

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Dù chóng mặt ít khi là dấu hiệu của căn bệnh trầm kha, nhưng nếu thấy một trong những triệu chứng như sau là phải đi bác sĩ để được khám nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân:

  • Cơn nhức đầu bất thình lình
  • Mờ mắt nhìn sự vật không rõ
  • Giảm thính giác
  • Mất định hướng với không gian và thời gian
  • Nói khó khăn
  • Tay chân run rẩy, yếu
  • Bất tỉnh nhân sự
  • Cảm thất lảo đảo muốn té ngã
  • Thấy tê dại các đầu ngón chân tay
  • Đau ngực hoặc nhịp tim nhanh chậm bất thường.

Các dấu hiệu đó có thể báo hiệu bệnh nặng như tai biến mạch máu não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng…

^8313FEE77A898B3AF6578E42BB0C0158ACBE00BDACBA27B036^pimgpsh_fullsize_distr

Đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 Y sĩ đa khoa học ngoài giờ hành chính tại đâu?

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-hoc-y-duoc

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Nhà trường liên tục đào tạo các lớp chính quy, chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp Y sĩ đa khoa trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN

Theo Phongkhamdakhoa Az

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat