Để phù hợp và thuận tiện với người dân về thẻ Bảo hiểm Y tế ( BHYT ) trong ngành Y. Người bệnh, cơ sở y tế, quỹ BHYT và Nhà nước cần cân đối để đạt hiệu quả cao nhất.
- Học ngành Y – Cơ hội đón đầu trong tương lai
- Luật Dược cần sửa đổi để phù hợp với ngành y tế hiện nay
- Thay đổi cơ chế Đấu thầu thuốc nhằm đảm bảo chất lượng thuốc
Chỉ còn 1 mức giá khám chữ bệnh giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Giá dịch vụ này bao gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù (gồm phụ cấp thường trực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật). Từ 1/3/2016, thực hiện mức giá theo đúng lộ trình tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP, bao gồm cả tiền lương.
Trong năm 2016, xem xét, hướng dẫn việc thực hiện đối với người không có thẻ BHYT. Đây là nội dung Thông tư liên bộ quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc do Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính xây dựng, dự kiến sẽ ban hành vào tháng cuối tháng 11 đầu tháng 12/2015 tới.
Các dịch vụ y tế trong năm tới sẽ tăng giá
Thông tư mới ban ra sẽ chấm dứt việc mỗi tỉnh quy định một mức giá khác nhau, dẫn đến một điều vô lý là cùng hạng bệnh viện nhưng mức giá dịch vụ giữa các tỉnh lại khác nhau. Có tỉnh nghèo nhưng do đông người nghèo, được cấp thẻ BHYT miễn phí, tỷ lệ dân tham gia BHYT cao nên mạnh dạn phê duyệt mức giá cao, sát khung.
Còn các tỉnh khá nhưng có tỷ lệ dân tham gia BHYT thấp nên phê duyệt mức giá thấp…Điều này cũng dẫn đến việc khi người dân đi khám bệnh giữa các tỉnh sẽ bị thiệt thòi.
Giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ bao gồm 7 yếu tố chi phí bao gồm thuốc, vật tư trực tiếp; điện, nước, xử lý chất thải; duy tu, bảo dưỡng tài sản; tiền lương, phụ cấp; sửa chữa lớn tài sản cố định; khấu hao tài sản; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Theo Thông tư, giá dự kiến tăng trong năm 2015 bao gồm giá khám bệnh (theo hạng bệnh viện), giá ngày giường (theo hạng bệnh viện và chuyên khoa) và giá dịch vụ kỹ thuật sẽ áp dụng chung cho các hạng bệnh viện. Phương án này sẽ khuyến khích các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, xét nghiệm…., người dân sẽ được sử dụng dịch vụ và được BHYT thanh toán ngay tại địa bàn.
Hiện Bệnh viện có chỉ tiêu giường là 1.000 nhưng luôn phải kê 1.300 giường để bệnh nhân không phải nằm ghép. Tuy nhiên, kinh phí Nhà nước cũng chỉ cấp cho 1.000 giường, còn lại do Bệnh viện tự xoay sở nên bệnh nhân cũng sẽ bị thiệt thòi…
Lợi cả 4 đường người bệnh, cơ sở y tế, quỹ BHYT và Nhà nước.
Việc ban hành Thông tư sẽ tác động trực tiếp vào 4 đối tượng bao gồm người bệnh, cơ sở y tế, quỹ BHYT và Nhà nước.
Người bệnh không phải chi trả thêm một số chi phí mà trước đây chưa kết cấu vào giá.
Giá tính đủ chi phí sẽ khuyến khích các bệnh viện triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế, người dân sẽ được thụ hưởng các dịch vụ này ngay trên địa bàn (người có thẻ được bảo hiểm xã hội thanh toán, làm tăng quyền lợi), đảm bảo công khai minh bạch, giảm phiền hà cho người bệnh.
Nhiều người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ BHYT … các đối tượng chính sách xã hội thuộc diện được Ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác mua thẻ BHYT, khi đi khám chữa bệnh được BHYT thanh toán 100% (từ 31/12/2014 trở về trước được thanh toán 95% (trừ trẻ em < 6 tuổi được 100%), đồng chi trả 5%) được BHYT thanh toán phần tăng thêm.
Đối tượng cận nghèo được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia BHYT, hiện nay 40% đã có thẻ BHYT. Khi đi khám chữa bệnh, đối tượng này được BHYT thanh toán 95% chi phí, chỉ phải đồng chi trả 5% (trước 31/12/2014 chỉ được hưởng 80%, phải đồng chi trả 20%) nên mức độ tác động không nhiều.
Đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh BHYT có bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều vì nếu chưa tính đủ giá, người bệnh phải trả thêm một số khoản chi phí, nay được tính đủ thì sẽ không phải trả thêm các chi phí này.
Tạo điều kiện cho các bệnh viện có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất
Từ 1/1/2015, người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi khám chữa bệnh đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở. Việc áp dụng Thông tư sẽ giúp các bệnh viện có điều kiện mua các loại thuốc, vật tư, hóa chất, test, kit xét nghiệm với chất lượng cao hơn, làm tăng chất lượng của dịch vụ y tế; thúc đẩy xã hội hóa y tế; bệnh viện sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đã được đầu tư trong thời gian vừa qua.
Giá dịch vụ tính đủ chi phí, trong đó có tiền lương sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ y tế, bệnh viện phải phục vụ tốt thì mới có nguồn thu để trả lương và thu nhập cho cán bộ. Đối với Quỹ BHYT vẫn có khả năng cân đối được đến hết 2017, từ 2018 sẽ xem xét điều chỉnh mức đóng cho phù hợp (Luật quy định tối đa 6%, hiện nay đóng 4,5% lương).
BHYT là một trong ba trụ cột của an ninh xã hội.
Khi điều chỉnh giá đối với người không có thẻ BHYT (dự kiến trong năm 2016) sẽ thúc đẩy đối tượng này tham gia BHYT và bắt buộc tham gia BHYT.
Việc tính đủ sẽ đưa giá dịch vụ y tế về đúng giá trị thật, sẽ khuyến khích người dân tham gia BHYT vì nếu không tính đủ, giá thấp, nhiều người sẽ không tham gia BHYT mà bỏ tiền túi ra chi trả, nhưng khi tính đúng, tính đủ giá dịch vụ, người dân sẽ thấy được lợi ích, tính nhân văn của BHYT là hàng năm chỉ phải đóng một mức nhỏ để mua BHYT, khi đau ốm sẽ được BHYT thanh toán, giảm bớt rủi ro.
Nhà nước sẽ chuyển phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện thông qua bác sĩ, dược sĩ hiện nay (dự kiến khoảng trên 10.000 tỷ đồng/năm) sang hỗ trợ các đối tượng tham gia BHYT do đó sẽ giúp thực hiện lộ trình BHYT toàn dân nhanh hơn.
Nguồn: baotintuc.vn