Sông Nhuệ đang ô nhiễm nặng, nguyên nhân từ đâu?

Dòng sông Nhuệ những năm gần đây bị ô nhiễm nặng, dòng sông xanh mát ngày nào giờ đây không khác gì một cái cống lộ thiên gây ô nhiễm môi trường, không khí và ảnh hưởng không nhỏ đến cư dân sống dọc bờ sông, nhiều gia đình phải chuyển đi nơi khác vì mức độ ô nhiễm quá cao của nước sông.

song-nhue-o-nhiem

Sông Nhuệ đang ô nhiễm nặng, nguyên nhân từ đâu?

Nước sông Nhuệ như… đen ngòm nước cống

Chị Hà ở khu Dược sát đường Sa Đôi sông Nhuệ thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, cách đây 2 năm do chưa có nước máy, gia đình chị phải dùng giếng khoan sâu khoảng 40m để lấy nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nước bơm lên đen ngòm và bốc mùi hôi thối không khác gì nước cống. “Đã qua hai lần lọc nước nhưng chị vẫn phải mua thêm máy lọc nước hiện đại. Dù vậy, cả gia đình vẫn có cảm giác không yên tâm khi dùng nước sinh hoạt”, chị Hà nói.

Cùng chung cảnh ngộ là gia đình chị Đức ở số nhà 419, đường Thanh Bình, phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. Gia đình chị mở một nhà hàng ở ngay sát mép sông Nhuệ cách đây mấy năm. Tuy nhiên, lượng khách cứ vắng dần do mùi hôi thối bốc lên từ dòng sông Nhuệ. Chưa hết, ruồi, muỗi luôn là nỗi ám ảnh của nhà hàng.

Chị Đức than, những hôm nước sông cạn là cả một cực hình. Rác thải, ruồi, muỗi, nhặng, mùi hôi thối bủa vây, ám vào quần áo, chăn nệm không ngủ được. Các gia đình dọc khu phố này đều chịu cảnh sống chung với ô nhiễm từ nhiều năm nay. “Từ năm 2015, tôi đã phải chuyển nhà hàng đi nơi khác làm ăn”, chị Đức nói.
Sông Nhuệ thực ra là một con sông nhỏ phụ lưu của dòng sông Đáy, dài khoảng 76km chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam và Hà Nội. Theo ghi nhận của PV, đoạn sông chảy từ Cổ Nhuế đến cầu Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm), đoạn qua địa phận quận Hà Đông và quận Nam Từ Liêm bị ô nhiễm nặng nhất.

Theo quan trắc môi trường của Công ty CP Phát triển công nghệ mới Hà Nội, nước sông chảy từ đoạn cầu sắt (Cổ Nhuế) bị ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đổ thẳng ra sông. Hơn nữa, nước thải từ các nhà máy và xí nghiệp ngang nhiên xả thải chưa qua xử lý theo đúng quy chuẩn cho phép đối với nước thải công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong môi trường nước cho thấy, hàm lượng Amoni trong nước sông là 21,5mg/l (vượt quá 215 lần mức cho phép). Nước thải sinh hoạt chiếm 60% tổng lượng nước thải trên toàn khu vực chứa hàm lượng vi khuẩn, dinh dưỡng, TSS cao làm giảm 71% chất lượng H2O, NO3 – vượt 2 lần, TSS bề mặt vượt 2,8 lần tiêu chuẩn cho phép.

song-nhue-o-nhiem-nang

Cá chết trắng gây ô nhiễm hôi thối con sông Nhuệ

Bao giờ sông Nhuệ mới lại sạch như ngày xưa?

Trao đổi với Báo Giao thông về nguyên nhân ô nhiễm, ông Nguyễn Trí Xuất, Cụm trưởng Cụm Thủy nông Liên Mỗ nằm ngay sát cầu Đôi bên sông Nhuệ cho biết, nước sông bị ô nhiễm nặng do các khu dân cư hai bên bờ xả nước thải, rác trực tiếp xuống sông. Hơn nữa, nhiều làng nghề cũng xả thải trực tiếp xuống sông như làng Sấu Giá, Cầu Ngà; Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông…

“Mấy hôm nay mưa nên nước sông còn đỡ, chứ mấy hôm trước cạn, nước lúc nào cũng sền sệt, đen như dầu, hôi thối lắm. Ngồi trong trạm nhiều khi không chịu được”, ông Xuất nói và cho biết, dù nước sông ô nhiễm như vậy nhưng trạm vẫn phải bơm nước để phục vụ tưới tiêu cho hàng chục ha đồng ruộng và hoa màu vì không còn nguồn nước nào khác. Những hôm nước cạn, trạm phải xoay xở rất khó khăn mới bơm được nước. Lâu lắm rồi cũng không thấy sông Nhuệ đoạn này được nạo vét nên lúc nào bùn đen cũng đặc quánh.

Còn ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, đợt ngập úng trong trận mưa vừa qua một phần do khả năng thoát nước của sông Nhuệ rất kém. “Lâu rồi dòng sông này không được nạo vét thì thoát nước thế nào được”, ông Sương nói.

Trong khi đó, trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Quốc Hội, Giám đốc Công ty Đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ lại cho biết, đến nay, việc nạo vét sông Nhuệ đã cơ bản hoàn thành. Riêng đoạn qua quận Hà Đông do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư nên ông không nắm được tiến độ.

Theo ông Nguyễn Trí Xuất, để nước sông Nhuệ dần được làm sạch, cần vận động người dân và các làng nghề không xả thải trực tiếp ra sông. Tuy nhiên, việc này rất khó và có thể rất lâu mới thực hiện được.

Trích nguồn : Báo Giao Thông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat