Học phí luôn là gánh nặng đối với tất cả các sinh viên nói chung, sinh viên Y khoa nói riêng. Để thoát khỏi cảnh đói nghèo phải biết tự vươn lên từ bản thân. Nơi đâu đào tạo Y Dược miễn giảm học phí?
- Miễn 100% học phí năm 2015 cho thí sinh học Trung cấp Y Dược
- Lý do miễn học phí – Trung cấp Y Dược thu hút hơn ngành khác
- Quy chế mới về miễn giảm học phí năm 2016
Quyết tâm trở lại giảng đường – Lê Thị Hạnh tấm gương ngành Y Dược
“Em định bỏ học để đi làm thuê kiếm tiền nhưng mẹ động viên em học tiếp vì chỉ có con đường học hành mới mong thoát khỏi cảnh đói nghèo”.
Đó là những dòng tâm sự xúc động của cô tân sinh viên ĐH Y khoa Vinh Lê Thị Hạnh ngụ xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh).
Hạnh kể, bố bỏ đi từ khi em còn đỏ hỏn, hai mẹ con rau cháo nuôi nhau trong căn nhà cấp bốn thấp lè tè. Hơn một sào ruộng khoán mùa được, mùa mất không đủ nuôi sống 2 mẹ con, bà Lê Thị Kiểu (46 tuổi) phải đắp đổi bằng đủ thứ nghề, từ gặt lúa thuê, cấy hái thuê, bốc gạch…
Tuổi thơ của Hạnh là những ngày đói khổ, thiếu thốn đến cùng cực.
Năm Hạnh 8 tuổi, chị Kiều dắt con đi ở thuê cho một gia đình ở thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh). Hạnh 15 tuổi, chị Kiều gửi con ở quê rồi sang TP Vinh (Nghệ An) làm thuê.
Gánh nặng mưu sinh cộng với căn bệnh đau thần kinh tọa lâu năm khiến sức khỏe chị Kiểu yếu dần. Thương mẹ vất vả, đau ốm liên miên, Hạnh luôn ý thức tự lập và cố gắng học tập để sau này thoát khỏi cảnh đói nghèo. Không có điều kiện như bạn bè cùng trang lứa nên sách giáo khoa, sách tham khảo Hạnh đều phải mượn của các anh, chị đi trước.
Năm ngoái, Hạnh thi đỗ vào khoa Khoa học máy tính – ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Ngày nhận giấy báo nhập học cùng các khoản đóng góp, mẹ con Hạnh ôm nhau khóc bởi số tiền quá lớn, chị Kiều không lo nổi.
Hạnh đang đi làm thêm tại một quán ăn trên đường Nguyễn Sinh Sắc (TP Vinh).
Trúng tuyển ĐH Y khoa Vinh với 24 điểm đợt 1
Thương mẹ, Hạnh quyết định không nhập học mà đi làm “ô-sin”. “Em đi ở cho nhà người ta. Ngày thì trông trẻ, làm việc nhà, tranh thủ ban đêm và những lúc rảnh rỗi để học bài, ôn thi…”, Hạnh ngậm ngùi kể. Những lúc đuối sức, Hạnh mang tờ giấy báo nhập học của ĐH Kinh tế Quốc dân ra để động viên mình không được gục ngã.
Nhận được tin con gái đậu đại học, bà Kiều vừa mừng, vừa lo. Khoản tiền vay sửa nhà chưa trả hết, đến cái ăn còn phải chạy vạy hàng ngày thì lấy đâu ra tiền cho con nhập học, rồi tiền trọ, tiền ăn… Bao nhiêu câu hỏi bủa vây người mẹ khốn khó.
Đợt thi THPT quốc gia vừa rồi, Hạnh xin nghỉ việc để đi thi, thành ra bây giờ em cũng chưa có việc để làm. Hàng ngày, Hạnh xách liềm ra đồng cắt cỏ, vỗ béo con bò – gia tài lớn nhất của hai mẹ con do một chương trình từ thiện tặng năm ngoái.
“Khó trăm bề cũng phải lần cho ra để nó đi học. Đời mình khổ rồi, đời nó còn dài lắm. Mình không nỡ để nó phải bỏ học nữa, lại quanh quẩn với đói nghèo như tôi…”, bà Kiều quả quyết.
Ngày Hạnh làm thủ tục nhập học, bà Kiều dự định bán con bò nhưng Hạnh ngăn lại và bảo: “Mẹ vay mượn cho con nhập học rồi con sẽ làm thêm để trả nợ chứ nhất định không được bán bò bởi con bò là nguồn động viên của các nhà hảo tâm cho mẹ con mình trong lúc khó khăn…”.
Khoản tiền hơn 6 triệu đồng bà Kiều vay mượn cho con chỉ đủ đóng học phí, mua sách vở, tiền nhà trọ…Bởi vậy nên sau khi nhập học một tuần, Hạnh xin đi làm thêm cho một quán ăn với mức lương hơn 1 triệu đồng.
Hằng ngày, cứ mỗi buổi chiều cô tân sinh viên với dáng người gầy yếu lại đều đặn đạp xe đến quán làm thêm. “Mỗi ngày em đi làm thêm đến hơn 10g đêm mới về đến phòng trọ. Công việc làm thêm tuy vất vả nhưng em sẽ cố gắng bởi em tin con đường mà mình đã lựa chọn”, Hạnh tâm sự.
Cô Trần Thị Hồng Quyên, giáo viên chủ nhiệm cho biết: “Hạnh là một học trò giàu nghị lực vượt khó, học giỏi lại chăm ngoan, hiếu thảo. Trong ba năm học cấp ba, Hạnh đều là học sinh khá. Nghe tin Hạnh năm nay lại đỗ ĐH tôi vừa mừng vừa lo bởi hoàn cảnh gia đình em Hạnh đặc biệt khó khăn”.
Nơi đâu đào tạo Y Dược miễn giảm 100% học phí
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur là Trường đầu tiên xây dựng chương trình và tổ chức tuyển sinh đào tạo cùng lúc 02 chuyên ngành Y Dược và miễn 100% học phí cho học sinh THPT năm 2015.
Chương trình đào tạo Y Dược đã được Hội đồng Y khoa Pasteur xây dựng chuẩn theo quy định của Bộ Y tế và thông tư 22/2014/TT-BG-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo với phương chân “Giỏi Y thuật, Sâu Y lý, Sáng Y Đức”.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở. Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Nguồn Báo Tuổi trẻ