Những con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có không ít thắc mắc liên quan đến căn bệnh này, và bệnh thủy đậu lây qua con đường nào cũng là điều mà nhiều người quan tâm.

Những con đường lây nhiễm của bệnh thủy đậu

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Bệnh thủy đậu là căn bệnh do virusVaricellavirus gây ra, đây cũng là căn bệnh trẻ nhỏ thường gặp. Ngoài ra, loại virus này còn có thể gây bệnh zoan ở người lớn. Khi mắc bệnh, bạn có thể có biểu hiện sốt, phát bạn mọc trên nhiều vùng da từ các nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy đen.

Cũng như các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác, bệnh thủy đâu lây lan qua những con đường sau:

  • Lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp,
  • Lây qua đường không khí từ dịch tiết đường hô hấp
  • Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch.

Theo đó, dịch thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định và nguy hiểm như dịch sởi. Thời gian ủ bệnh: 2 đến 3 tuần.

Ở người bị thủy đậu, bệnh có thể lây từ 1-2 ngày trước khi phát ban gây ngứa cho đến khi tất cả những vết đã đóng vảy. Theo nghiên cứu, có khoảng 90% những người chưa từng bị thủy đậu sẽ mắc bệnh, nếu tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn những biến chứng có thể kể đến của bệnh thủy đậu bao gồm:

Biến chứng viêm màng não: Biến chứng này tuy hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm, để lại rất nhiều biến chứng nặng nề như: bại não, điếc, chậm phát triển trí não, động kinh,…

Viêm phổi: Viêm phổi do virus thủy đậu, biến chứng này ít gặp ở trẻ em. Biến chứng này thường xảy ra vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Những triệu chứng thường gặp của bệnh thủy đậu như: ho, tức ngực, thở khó, sốt,…

Dị tật bẩm sinh: Dị tật bẩm sinh, đối với bà mẹ mang thai 3 tháng cuối, bị thủy đậu thì thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh. Những dị tật bẩm sinh thường gặp như: sẹo da, teo cơ, bất thường ở mắt, chậm phát triển trí tuệ,…

Cách phòng bệnh thủy đậu như thế nào?

Phòng ngừa chung:

  • Cách ly với người bệnh cho đến khi khỏi hoàn toàn.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Vệ sinh đồ chơi cho trẻ.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.
  • Khi tiếp xúc với người bệnh cần phải đeo khẩu trang.

Chủng ngừa:

  • Chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng cách tiêm ngừa vacxin, trẻ em trong độ tuổi từ 12-15 tháng tuổi là có thể tiêm ngừa vacxin được.
  • Sau khi tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu thì khả năng ngăn ngừa rất cao, có thể lên đến 95-97%.

Khi người bệnh có dấu hiệu nặng cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị, hạn chế biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat