Người Dược sĩ – người thầy thuốc không chỉ đơn thuần là hành nghề để kiếm sống, nhiệm vụ của thầy thuốc là thực hiện sứ mệnh thiêng liêng: trị bệnh cứu người. Bất cứ sai lầm nào của thầy thuốc, cho dù là chủ quan hay khách quan đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh… Ấy vậy mà một bộ phận không nhỏ cán bộ ngành y lại đặt chữ “lương” cao hơn “tâm” để rồi sứ mệnh ấy đã “bớt” thiêng liêng đi nhiều.
- Để làm tròn y đức thầy thuốc không được làm giàu?
- Sự Hy Sinh Thầm Lặng Của Những Người Công Tác Trong Ngành Y Tế
Y đức xuống cấp đáng báo động
Văn hóa “phong bì” đã tồn tại từ lâu cộng với hàng loạt những vụ việc lùm xùm dư luận của ngành y những năm gần đây đã khiến lòng tin hoàn toàn về “y đức” của người dân hiện nay lại càng mong manh hơn.
Hiện nay có nhiều người thầy thuốc vì lợi nhuận cá nhân mà lấy tư cách ngành nghề để bảo kê cho nhiều loại dược phẩm, thực phẩm chức năng “đa cấp” giá bán ngất ngưỡng so với giá trị sử dụng. Còn bệnh nhân thì mất tin tưởng thầy thuốc mà sẵn sàng nghe “lang vườn”, thậm chí theo bói toán, những “bài thuốc dân gian” mách miệng vô căn cứ…
Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, thầy thuốc cũng là một con người, họ phải lo toan chuyện “cơm, áo, gạo, tiền”…như mọi người khác. Khi mà lương bổng của ngành y tế, vẫn được được xếp ở nhóm hành chính sự vụ, còn thấp so với mặt bằng cuộc sống, bởi vậy không phải người thầy thuốc nào cũng có thể vượt qua đươc cám dỗ trước những “lời cảm ơn” của người bênh. Nhưng rất ít thầy thuốc đồng ý với lập luận: “vì lương bổng quá thấp, làm việc căng thẳng nên chuyện tiêu cực là đương nhiên”
Nếu như sai sót của thầy thuốc do yếu kém về mặt chuyên môn, dẫn tới không phát hiện được bệnh còn có thể châm chước, nhưng sai sót về tinh thần phục vụ, thái độ giao tiếp, ứng xử gây phiền hà nhũng nhiễu người nhà bệnh nhân thì hoàn toàn không thể chấp nhận được mà phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc và lên án từ xã hội.
Làm sao để người thầy thuốc có thể làm tròn “Y Đức”
Ngành Y dược là một ngành đặc thù, để chữa trị được bệnh, thầy thuốc bắt buộc phải có “kiến thức”: không biết, không thành thạo không được làm; không ai có thể chấp nhận việc “nhiệt tình, dám nghĩ dám làm” như những công việc khác.
Ngoài học chuyên môn, sinh viên ngành y tế cũng phải học “công dân giáo dục”, “đạo đức học”…nghĩa là học làm nghề phải song song với học làm người. Thiếu căn bản giáo dục, gia đình, thiếu nền tảng văn hóa, ứng xử từ xã hội, tất nhiên các thành viên xã hội, kể cả người thầy thuốc không thể hành xử “đúng mực” như cộng đồng mong đợi.
Y đức cao quí, nhưng không quá cao xa. Khi chúng ta bỏ thói hô hào, phát động, thi đua “dỏm” và bắt tay thật sự từ cái gốc là bản thân, gia đình và xã hội, thì chắc chắn đạo đức xã hội nói chung và y đức nói riêng sẽ được phục hồi và phát huy.