Bộ Y tế tăng lương bác sĩ 20% – Chất lượng khám bệnh có tăng theo?

Cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12/2015 Bộ Y tế dự kiến sẽ đưa tất cả chi phí khám chữa bệnh trực tiếp cho người bệnh và nhiều loại phụ cấp của cán bộ, nhân viên y tế vào viện phí.

chat-luong-kham-benh-cua-bac-si-co-tang-khong

Người bệnh sẽ trực tiếp chi trả hoặc trả thông qua quỹ bảo hiểm y tế.

Tiếp đó, đến 1/3/2016, lương bác sỹ, y tá… cũng được đưa vào. Với cách tính này, dự kiến khoảng 1.800 dịch vụ y tế cơ bản sẽ tăng với mức tối thiểu 20% so với hiện hành.

Như vậy, người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân nghèo sẽ “oằn lưng” vì viện phí. PV báo ĐS&PL đã ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này…

Quay cuồng trong vòng vây viện phí

Có lẽ, đối tượng “ngấm” tác động của việc tăng viện phí rõ nhất là những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Ngay khi thông tin về lộ trình tăng viện phí được đưa ra, đối tượng đầu tiên áp dụng là bệnh nhân BHYT, chúng tôi đã trực tiếp đến các cơ sở khám chữa bệnh và ghi nhận tâm tư, ý kiến của những bệnh nhân có “án” chung thân với bệnh viện.

Không giấu được sự lo lắng về việc tăng viện phí, chị Trần Phương Nhung (31 tuổi, quê Nam Định) – người đã “gắn” gần nửa phần đời với việc chạy thận tại bệnh viện Bạch Mai cho biết: “12 năm phải sống nhờ vào các thiết bị, sự hỗ trợ của máy móc, nếu như không được chạy thận 3 lần một tuần thì có lẽ những bệnh nhân suy thận như tôi chẳng thể ngồi đây mà lo lắng về việc viện phí tăng. Suốt 12 năm qua, chúng tôi được khám, chữa bệnh nhờ BHYT. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải thanh toán một phần chi phí khám, chữa bệnh. Viện phí tăng đương nhiên số tiền những người như chúng tôi phải cùng chi trả sẽ tăng”.

Để có lợi nhất cho sức khỏe, các bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng một loại đạm có giá 1 triệu đồng. Đây là loại thuốc ngoài danh mục thanh toán của BHYT nên không phải bệnh nhân chạy thận nào cũng có tiền để mua.

Cũng tại bệnh viện Bạch Mai, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh một ông lão với đôi dép tổ ong mất mõm, bộ quần áo nâu cũ, chiếc mũ lưỡi trai dù trùm kín đầu nhưng vẫn nhận ra “dấu vết” của các lần xạ trị.

Cùng chung nỗi lo, bệnh nhân Nguyễn Văn C. (Thái Bình) – hiện đang điều trị ung thư vòm họng tại bệnh viện K cơ sở 2 (Thanh Trì, Hà Nội) trăn trở: “Tăng viện phí thì những người mắc bệnh nghèo, những người phải phẫu thuật…

luong-y-bac-si-duoc-dat-len-can-can

Gánh nặng Lương Y bác sĩ được đặt lên cán cân

Ai hưởng lợi, ai thiệt thòi? Theo tính toán của lãnh đạo vụ Kế hoạch tài chính (bộ Y tế) được công bố tại hội thảo về viện phí và các vấn đề y tế vừa tổ chức mới đây thì với việc tính thêm phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật, chi phí giường bệnh sẽ tăng 10.000 – 20.000 đồng/ngày, phí phẫu thuật hoặc thủ thuật sẽ tăng 300.000 – 1,5 triệu đồng/ca.

Từ 1/3/2016 khi tính lương vào viện phí, ước tính trong tổng chi phí điều trị một ca bệnh 6 triệu đồng, sẽ có 350.000 – 400.000 đồng trả lương cho cán bộ y tế. Với kịch bản trên, đối tượng chịu thiệt thòi nhất chính là những bệnh nhân nghèo.

Ngoài những chế độ chăm sóc đặc biệt, bệnh nhân còn cần những loại thuốc ngoại giá cao ngoài danh mục bảo hiểm để hỗ trợ hồi phục. Vì vậy, có trường hợp bệnh nhân nặng có khả năng hồi phục nếu được điều trị lâu dài, nhưng gia đình đành xin về vì không kham nổi những khoản chi phí tốn kém khác.

Thậm chí, có không ít trường hợp bệnh nhân trốn khỏi viện vì không có tiền đóng viện phí. Trong trường hợp đó, khoa đề xuất với bệnh viện xem xét chia 50/50, khoa một nửa, viện một nửa. Có những lúc khoa phải chịu hoàn toàn và các bác sỹ tự góp tiền “đền” cho bệnh nhân…

Viện phí tăng thì phải làm sao cho tất cả các vấn đề liên quan đến dịch vụ tăng, còn nếu không phục vụ tốt, tự họ sẽ bị người dân quay lưng”. Khi chúng tôi đặt câu hỏi về việc viện phí sẽ phải “gánh” thêm lương của y, bác sỹ liệu chất lượng dịch vụ y tế và chất lượng phục vụ có tăng, lãnh đạo một số bệnh viện đã từ chối trả lời. Phải chăng giá viện phí và chất lượng khám chữa bệnh là hai phạm trù không song hành?

Nguồn báo đời sống pháp luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat