Sáng 19.11, Báo cáo Quốc hội thẩm tra dự Luật Dược (sửa đổi), nhấn mạnh cần phải có quy định khắc phục tình trạng thuốc bán qua nhiều đầu mối trung gian và việc mở rộng đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề Dược.
- Những hành vi nghiêm cấm trong luật Dược – Dược sĩ nên biết
- Thay đổi cơ chế Đấu thầu thuốc nhằm đảm bảo chất lượng thuốc
Thuốc đội giá vì phải qua nhiều cửa trung gian và kê đơn thuốc ăn hoa hồng?
Cần có các quy định về việc buôn bán thuốc qua nhiều đầu mối trung gian?
Bà Trương Thị Mai nêu rõ: Về quản lý giá thuốc. Các quy định về giá thuốc của dự thảo Luật cần quan tâm thêm các vấn đề sau: Thuốc do quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả (chiếm khoảng trên 50% tổng số thuốc) hiện đã được giám sát thường xuyên bởi cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH), trong khi thuốc do dân tự mua, bệnh viện mua để phục vụ KCB không do quỹ BHYT chi trả là thuốc biệt dược, thuốc độc quyền thường giá rất cao do chưa có cơ chế giám sát sự minh bạch về giá, chủ yếu do doanh nghiệp tự kê khai và định giá.
Do vậy, cần phải có cơ chế kiểm soát giá các mặt hàng thuốc này hữu hiệu hơn cũng như đảm bảo cân bằng lợi ích của doanh nghiệp (khi thuốc trong thời kỳ bảo hộ bản quyền) và quyền lợi của người bệnh đối với các loại thuốc gây ra “thảm họa do chi phí y tế cao, cần thay đổi cơ chế đấu thầu Dược phẩm để đảm bảo chất lượng thuốc?
Bà Mai nhấn mạnh: Các quy định về giá thuốc của dự thảo cần quan tâm đến tình trạng thuốc bán qua nhiều đầu mối và việc kê đơn thuốc để hưởng hoa hồng làm giá thuốc tăng, phổ biến ở nhiều nơi. Xây dựng tiêu chí để Nhà nước thực hiện chính sách bình ổn giá thuốc thiết yếu khi có biến động về giá trong dự thảo Luật để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dân.
Dự thảo mở rộng đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề Dược
Mở rộng các đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề Dược?
Về cấp chứng chỉ hành nghề Dược bà Mai cho rằng, dự thảo Luật quy định 3 nhóm đối tượng phải được cấp CCHN Dược đó là cán bộ chuyên môn ở cơ sở sản xuất, khoa dược ở bệnh viện và ở cơ sở bán lẻ thuốc. Đây là bước tiến nhằm chuẩn hóa người hành nghề dược so với Luật Dược hiện hành (chỉ cấp CCHN dược cho 1 đối tượng, đó là người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh thuốc). Tuy nhiên, 3 nhóm đối tượng được cấp chứng chỉ vẫn chưa bao phủ hết số người làm chuyên môn dược hiện nay (CCHN y bao phủ hết số người làm chuyên môn y tế).
Về vấn đề này, Ủy ban có 2 loại ý kiến khác nhau, đó là: Loại ý kiến thứ nhất: Tán thành với quy định của dự thảo Luật. Loại ý kiến thứ hai: Quy định rộng hơn số đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề Dược tương tự như Luật Khám chữa bệnh để đáp ứng quá trình chuẩn hóa trình độ nhân lực ngành dược, tạo hành lang thuận lợi cho sự liên thông nhân lực giữa khu vực công và tư.
Về vấn đề này, Ủy ban tán thành với loại ý kiến thứ nhất đó là, cấp cho 3 nhóm đối tượng với lộ trình hoàn thành vào năm 2020, đây là các vị trí chủ chốt về dược. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định giao cho Chính phủ thẩm quyền quy định cấp chứng chỉ hành nghề Dược cho một số đối tượng khác phù hợp với quá trình phát triển trên cơ sở các điều kiện được cấp CCHN của Luật Dược.
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur đào tạo Kỹ năng trình Dược viên chuyên nghiệp
Gia hạn thời gian cấp chứng chỉ hành nghề Dược?
Thời hạn của chứng chỉ hành nghề dược (Điều 23). Có 2 loại ý kiến về vấn đề này, đó là: Loại ý kiến thứ nhất: Đề nghị quy định chứng chỉ hành nghề Dược có thời hạn là 5 năm. Loại ý kiến thứ hai: Đề nghị cấp CCHN một lần cho tương thích với Luật KCB và phù hợp với điều kiện về thủ tục hành chính hiện nay ở Việt Nam.
Đa số thành viên Ủy ban tán thành với loại ý kiến thứ nhất và thấy rằng quy định chứng chỉ hành nghề có thời hạn sẽ phù hợp với xu thế hội nhập, tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng chuyên môn của người hành nghề, nhiều nước trên thế giới quy định thời hạn đối với chứng chỉ hành nghề dược, đồng thời, đề nghị Chính phủ nghiên cứu sửa Luật KCB đồng bộ với quy định này” – bà Mai trình bày.
Trích nguồn : Báo Lao Động