Tương tác giữa Thuốc và thực phẩm mà Dược sĩ phải biết

Tương tác gây ra những phản ứng không mong muốn từ Thuốc và thực phẩm mà mỗi Dược sĩ chúng ta phải nắm rõ để tư vấn, kê đơn cho người dân 1 cách an toàn nhất.

vitamink-lam-giam-hieu-qua-warfarin

1, Warfarin (thuốc chống đông máu) và Vitamin K

Warfarin thường được chỉ định để điều trị hoặc ngăn ngừa huyết khối. Khi sử dụng cùng một số thực phẩm nhất định, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin K, có thể làm giảm tính hiệu quả của warfarin, do Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các yếu tố đông máu, ngăn ngừa chảy máu, một tác động đối kháng với wafarin. Nồng độ cao nhất của vitamin K được tìm thấy trong các loại rau lá xanh như rau cải xoăn, dưa chuột, xà lách, măng tây, húng quế,…

Do vậy, đối với những bệnh nhân đang điều trị với warfarin hay các thuốc chống đông máu khác nên hạn chế ăn các thực phẩm giầu vitamin K hoặc duy trì một lượng thực phẩm một cách phù hợp.

2, Digoxin (Glycosid trợ tim), thực phẩm giầu chất xơ

Digoxin là một thuốc trợ tim, được sử dụng để tăng cường sự co bóp của tim, làm giảm nhịp tim và giảm tốc độ dẫn truyền nhĩ – thất người giúp cải thiện tình trạng ở bệnh nhân suy tim.

Chất xơ, sợi đặc biệt không hòa tan như cám, lúa mì, có thể làm chậm sự hấp thu của digoxin và làm giảm hiệu quả của nó. Để ngăn chặn điều này, bệnh nhân nên dùng digoxin ít nhất một giờ trước hoặc hai giờ sau khi ăn.

Cũng lưu ý tránh dùng Digoxin cùng với cam thảo đen (black licorice), do trong cam thảo đen có chứa glycyrrhizin- hay được sử dụng như một chất phụ gia tạo ngọt trong bánh, kẹo,… Glycyrrhizin gây tăng bài tiết kali, giữ natri, làm tăng cường hiệu lực của digoxin, điều này có thể gây nên những bất thường trên nhịp tim và gây suy tim. Grapefruit-Juice

nuoc-ep-buoi-tuong-tac-toi-nhieu-nhom-thuoc

3, Nước ép bưởi và nhiều nhóm thuốc

Nước ép bưởi (Grapefruit juice) vẫn thường được nhắc đến như một sản phẩm có thể gây nên nhiều tương tác tiêu cực với thuốc, nhưng cụ thể những thuốc nào, và cơ chế như thế nào, có lẽ ít người biết đến. Bởi vậy, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để làm rõ những tương tác này.

Thuốc cũng như các chất độc cần được chia nhỏ (thông qua các quá trình chuyển hóa) trước khi thải trừ ra khỏi cơ thể.

Nước ép bưởi làm giảm hoạt động của cytochrome P450 3A4 (CYP3A4), enzym chịu trách nhiệm chuyển hóa nhiều loại thuốc và chất độc do trong nước ép bưởi có chứa các hợp chất furanocoumarins, có khả năng ngăn chặn các enzym CYP3A4. Khi nước ép bưởi được hấp thụ, khả năng chuyển hóa của enzyme bị giảm đi. Nồng độ của thuốc trong máu tăng lên, dẫn đến nguy cơ tác dụng phụ mới hoặc các tác dụng phụ trở nên tồi tệ hơn.

Tác dụng của nước bưởi với một số loại thuốc có thể kéo dài hơn 24 giờ. Vì vậy, ngay cả khi thuốc được chỉ định 1 lần/ngày, bưởi và nước ép bưởi vẫn nên tránh trong toàn bộ thời gian điều trị.

Có thể kể đến một vài nhóm thuốc xảy ra tương tác điển hình như: statins, nhóm thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ho dextromethorphan,…

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể uống một lượng nhỏ nước ép bưởi, tuy nhiên tốt nhất bệnh nhân nên độc kỹ tờ đơn sử dụng cho mỗi loại thuốc hay tham khảo sự tư vấn của thầy thuốc.

Sildenafil (Viagra) là thuốc kê đơn, thuộc nhóm chất ức chế PDE-5. Mặc dù sự tương tác giữa các thuốc ức chế PDE5 và bưởi là tương đối nhỏ, các chuyên gia y tế vẫn khuyên bạn nên tránh các sản phẩm từ bưởi. Bởi vì, bưởi có thể làm tăng nồng độ trong máu của Sildenafil làm tăng nguy cơ tác dụng phụ như: hạ huyết áp, chóng mặt, đau đầu. Nghiên cứu cho thấy rằng một ly nước ép bưởi có thể giảm đáng kể lượng (đến 47%) enzyme cần thiết cho hấp thụ và chuyên hóa Viagra.

Không chỉ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Nó cũng có thể làm chậm tác dụng của Viagra dẫn đến sự thất vọng trong tình dục. Điều này có thể làm tăng thêm những căng thẳng và lo lắng mà có thể là nguyên nhân cơ bản của rối loạn chức năng tình dục. Và bởi vì các tác dụng chậm của Sildenafil, nó có thể cho bạn “trải nghiệm” tác dụng phụ ngay cả sau 24 giờ uống thuốc, cũng như gây nên sự cương cứng không mong muốn.

Xem thêm:

ruou-rat-nhay-cam-khi-su-dung-voi-thuoc

4, Acetaminophen và rượu

Các thức uống từ cồn như rượu,… nhìn chung rất nhạy cảm khi sử dụng cùng thuốc, đơn cử các nhóm thuốc lớn như kháng sinh, thuốc tim mạch, opioids, đặc biệt phải kể đến thuốc giảm đau NSAIDs, với một đại diện nổi tiếng là acetaminophen

Các thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenon) và rượu không được sử dụng cùng nhau. Đây là lập trường cứng rắn được FDA khuyến cáo mạnh mẽ từ những năm 2011.

Đồ uống chứa cồn có thể làm tăng độc tính lên gan của Tylenon. Độc tính này có thể xảy ra ngay cả khi sử dụng dưới 4g Acetaminophen- liều tối đa cho phép/ ngày, tương đương với 8 viên Tylenon, ngoài ra việc sử dụng thuốc cùng rượu còn làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở những người cao tuổi, do chức năng gan cũng như chức năng của toàn cơ thể bị suy giảm.

5, Kháng sinh và các sảm phẩm giầu canxi

Sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phô mai và có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn sự hấp thu của một số kháng sinh như tetracycline, doxycyclin, ciprofloxacin. Các kháng sinh này có thể liên kết với canxi có trong sữa tạo thành hợp chất không tan trong dà dày, ruột non, do đó cơ thể không thể hấp thu.

Tuy nhiên, không phải tất cả kháng sinh đều “kị” với canxi. Ví dụ như metronidazole (Flagyl) được khuyến cáo nên dùng với nước hoặc sữa để ngăn ngừa rối loạn dạ dày.

Xem thêm: 

tuong-tac-thuc-an-voi-thuoc

6, MAOIs, thuốc điều trị Parkinson và thực phẩm chứa Tyramine

Tyramine tương tác với MAOIs, một thuốc chống trầm cảm cũ và thuốc điều trị Parkinson. Hàm lượng của tyramine trong máu cao có thể gây tăng huyết áp.

Một số thuốc cản trở sự phân hủy của tyramine, bao gồm MAOIs (chất ức chế monoamine oxidase) và các loại thuốc dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh Parkinson. Những người dùng các thuốc này nên tránh các thực phẩm giàu tyramine, danh sách bao gồm xúc xích, thịt hun khói, thịt viên và pho mát, các sản phẩm đậu nành lên men, sô cô la và bia tươi,… bởi điều này có thể gây ra một cuộc “khủng hoảng” tăng huyết áp.

7, Thuốc kháng giáp trạng (antithyroid) và thực phẩm giàu Iod

Thuốc antithyroid là hợp chất can thiệp vào việc sản xuất hormone tuyến giáp của cơ thể, làm giảm các triệu chứng của cường giáp. Theo một nghiên cứu lớn, chế độ ăn giàu iốt của người Mỹ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh cường giáp ở những người được chỉ định thuốc antithyroid.

Thuốc antithyroid làm việc bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ iod trong dạ dày. Một chế độ ăn giàu iod đòi hỏi liều cao thuốc antithyroid. Đồng nghĩa với sự gia tăng nguy cơ tác dụng phụ bao gồm phát ban, nổi mề đay, và bệnh gan.

Các nguồn thực phẩm giàu iod phải kể đến là hải sản và rong biển,…. Iod cũng được tìm thấy trong muối iod, và thấp hơn trong trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa.

Nguồn: Báo namud

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat