Nhờ vào các Kỹ thuật hình ảnh Y học mà các mẹ có thể nhìn thấy các bé khi từ khi mới tượng hình cho tới lúc sắp đón ánh mặt trời đầu tiên thông qua siêu âm. Đây là lý do tại sao các mẹ thích siêu âm khi mang thai. Tuy nhiên lạm dụng siêu âm thai nhiều có tốt cho con?
- Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có làm hại sức khỏe?
- Chụp tia X- Quang ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
- Ứng dụng các Kỹ thuật hình ảnh Y học
Siêu âm thai có thực sự an toàn?
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu có những ảnh hưởng xấu của sóng siêu âm tới sức khỏe của mẹ và bé hay không. Một số nghiên cứu trên thế giới đang chỉ ra nguy cơ làm giảm thính lực của thai nhi của việc lạm dụng siêu âm. Ngược lại, nhiều nhà khoa học và bác sĩ cam đoan rằng cường độ sóng âm là quá thấp để có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc người mẹ.
Trong những năm gần đây tỷ lệ dị tật thai nhi đang tăng lên và khiến chúng ta không thể không đặt nghi vấn tới tất cả những yếu tố nguy cơ tiềm tàng như môi trường, di truyền và cả chế độ chăm sóc tiền sản, trong đó bao gồm việc siêu âm thai. Siêu âm thai thường xuyên không nhằm mục đích chẩn đoán bệnh có khả năng tác động đến chức năng sinh học của các bộ phận trong cơ thể.
Nguyên do của chuyện cấm kỵ siêu âm ở những tuần đầu thai kỳ: Việc chiếu liên tục của máy siêu âm trong vòng 1 phút sẽ làm tăng thân nhiệt của người mẹ lên khoảng 1-5 độ C. Chỉ cần quá 1 phút, thân nhiệt mẹ tăng 5 độ C sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng ở não và thành mạch máu của thai nhi.
Như vậy, trong quá trình mang thai, nếu bạn được bác sĩ chỉ định siêu âm thai nhiều lần do những nghi vấn về sức khỏe, bạn nên yên tâm làm theo. Còn nếu bạn chỉ đơn giản muốn được nhìn thấy con, bạn nên cân nhắc tới nguy cơ ảnh hưởng xấu tới bé, dù là rất thấp.
Nên Siêu âm trong từng giai đoạn
Trong hơn 9 tháng mang thai, hầu hết thai phụ sẽ được đề nghị siêu âm thai tối thiểu ba lần vào các thời điểm sau:
Từ tuần 11 – tuần 14: Xác định tuổi thai, tính ngày dự sinh, nghe tim thai, xác định thai đơn hay đa thai, tầm soát hội chứng Down thông qua các dấu hiệu của đột biến nhiễm sắc thể, kiểm tra các dị tật bẩm sinh, thoát vị cơ hoành.
Từ tuần 21 – tuần 24: Kiểm tra tốc độ phát triển của các bộ phận như tay chân, cột sống, hộp sọ, tim, dạ dày, phổi… Ở giai đoạn này, bác sĩ cũng có thể phát hiện ra các bất thường ở thai nhi như hở hàm ếch, dị dạng nội tạng.
Từ tuần 30 – tuần 32: Rà soát các bất thường thai nhi với độ chính xác cao hơn, kiểm tra tình trạng nước ối, dây rốn, nhau thai,…để nhận định về tình trạng sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, không phải phụ nữ mang thai nào cũng siêu âm thai đúng 3 lần. Tùy theo tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi mà các bác sĩ sẽ chỉ định số lần siêu âm thai phù hợp.
Siêu âm 2D không tốt bằng 3D, 4D?
Nhiều người cho rằng siêu âm 3D rõ ràng hơn, dễ nhìn hơn… nên tốt hơn siêu âm 2D. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, siêu âm 3D chỉ thường dùng trong các trường hợp phát hiện dị tật thai nhi, chứ không đưa ra những chỉ số về kích thước, trọng lượng, tuổi thai nhi chính xác bằng siêu âm 2D.
Siêu âm sẽ phát hiện dị tật thai nhi?
Điều này đúng nhưng không phải trong mọi trường hợp bởi không phải lúc nào các bác sĩ cũng có thể phát hiện ra dị tật thai nhi. Có những trường hợp phải đến khi bé chào đời thì bác sĩ mới phát hiện ra dị tật đó.
Đào tạo kỹ thuật hình ảnh Y học trong và ngoài giờ hành chính
Lưu ý gì trước khi đi siêu âm?
Một điều mà những người đã từng mang thai biết rất rõ còn những mẹ mang thai lần đầu còn bỡ ngỡ đó là việc phải uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi đi siêu âm. Khi bạn cảm thấy buồn tiểu chính là lúc siêu âm tốt nhất vì khi đó bàng quang sẽ căng ra và việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn, bác sĩ sẽ em bé rõ hơn.
Nếu đam mê Kỹ thuật hình ảnh hình ảnh – Kỹ thuật Siêu âm, X Quang, Cắt lớp… hãy đăng ký học tại Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur. Đào tạo trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN.
Đăng ký học trực tuyến tại đây
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259