Đau vùng thượng vị khi đói là hiện tượng vùng trên rốn, dưới xương ức bỗng dưng đau quặn, đau âm ỉ hoặc nóng rát, cồn cào khó chịu mỗi khi đói bụng, khi nằm ngửa hoặc cúi gập người. Vậy khi gặp tình trạng này cần xử trí như thế nào?
- Bệnh ung thư máu do những nguyên nhân và triệu chứng nào gây nên?
- Những con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh thủy đậu
- Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc điều trị bệnh ngoài da Gentrisone
Đau vùng thượng vị khi đói do nhiều nguyên nhân gây ra
Nguyên nhân gây đau vùng thượng vị khi đói
Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết một số nguyên nhân gây đau vùng thượng vị khi đói thường gặp có thể kể đến như:
- Thoát vị gián đoạn
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm thực quản
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Xuất huyết dạ dày
- Viêm niêm mạc hang vị dạ dày
Cách xử lý khi bị đau vùng thượng vị khi đói
Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, khi bị đau vùng thượng vị khi đói, tuỳ vào mức độ, tình trạng đau và các triệu chứng liên quan mà bạn có cách xử lý phù hợp. Sau đây là hướng xử lý khi bị đau thượng vị tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Điều trị tại nhà
Nếu tình trạng đau vùng thượng vị chỉ mới xuất hiện ở mức độ nhẹ, bạn tạm thời chưa có thời gian đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra, thì có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tức thời dưới đây:
Chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm mạch máu giãn nở, xoa dịu tình trạng co cơ trong dạ dày từ đó giúp giảm đau thượng vị và hỗ trợ làm lành tổn thương trong dạ dày. Bạn có thể dùng túi chườm hoặc một chai nước nóng, chườm lên vùng bị đau trong 10 – 15 phút sẽ giúp cơn đau được cải thiện đáy kể.
Xoa bụng giảm đau
Bạn khép kín các ngón tay lại, đặt gần rốn, ấn nhẹ và xoa theo chiều kim đồng hồ, ban đầu xoa chậm chậm rồi tăng dần tốc độ. Tiếp đó, mở rộng vòng xoa ra hông bên trái, bên phải, lên thượng vị, duy trì trong khoảng 10 phút để giảm đau.
Dùng món ăn nhẹ
Một món ăn nhẹ khi đói sẽ giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị của bạn đáng kể. Bạn có thể dùng bánh mì hoặc súp cháo, nhớ nhai kỹ trước khi nuốt, ăn với mức độ vừa phải, không ăn quá no sẽ khiến cơn đau dữ dội hơn.
Dùng trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, giúp cơ trơn dạ dày được thư giãn và làm giảm hiện tượng co bóp, co cứng cơ gây đau ở thượng vị. Bạn có thể lấy 1 thìa hoa cúc khô, cho vào 200ml nước sôi, hãm 5 – 10 phút rồi thêm một ít mật ong, bỏ xác hoa, thưởng thức khi còn ấm.
Dùng trà gừng
Gừng là nguyên liệu quen thuộc, thường có trong gian bếp của người Việt, không chỉ là gia vị mà còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau thượng vị. Bạn có thể lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, để ráo nước, không cần bỏ vỏ mà cắt thành lát mỏng, cho vào ấm trà, hãm với nước sôi, sau 10 phút thì thêm 1 – 2 thìa mật ong vào khuấy đều, uống từ từ từng ngụm nhỏ.
Thăm khám bác sĩ
Nếu tình trạng đau thượng vị của bạn thường xuyên xuất hiện, tốt nhất bạn cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa tiêu hoá, để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, cần nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi có các triệu chứng như:
- Đau dữ dội vùng thượng vị, đau có xu hướng ngày một tăng lên và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Đau quặn, nóng rát thượng vị khiến người bệnh toát mồ hôi kèm theo nôn ra máu, đi ngoài phân đen
- Đau kèm theo sốt, khó thở, người bệnh sụt cân đột ngột, vàng da vàng mắt…
Sau khi thăm khám, nếu tình trạng đau thượng vị của bạn có liên quan đến các bệnh lý về dạ dày ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số thuốc như:
- Thuốc kháng acid: Có tác dụng làm giảm và ức chế tình trạng sản xuất quá nhiều acid của dạ dày
- Thuốc ức thụ thể H2: Ngăn chặn sự hình thành acid dịch vị trong dạ dày, hỗ trợ chữa lành vết loét ở niêm mạc dạ dày
- Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid như Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: Có tác dụng giảm đau thượng vị và ngăn ngừa tình trạng viêm phát triển.
Đau thượng vị khi đói thường liên quan đến sức khỏe về tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày, do đó bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.