Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đã trải qua việc sinh nở, bệnh gây phiền toái cho chị em.
- Bệnh nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung nên ăn gì cho mau khỏe?
- Dược sĩ khuyến cáo những đối tượng dễ bị mắc ung thư da nhất
- Dược sĩ chia sẻ những đối tượng dễ mắc bệnh sa tử cung
Cùng tìm hiểu bệnh viêm lộ tuyến tử cung và phương pháp điều trị
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng lộ tuyến ở cổ tử cung bị viêm nhiễm do các vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, nấm candida ablicans,… tạo nên tình trạng tương tự như viêm âm đạo hay viêm cổ tử cung với những triệu chứng như khí hư tiết ra nhiều với màu sắc, mùi hôi và chất dịch đặc hoặc loãng,… khác nhau tùy thuộc vào vi khuẩn gây viêm nhiễm.
+ Nguyên nhân của bệnh viêm lộ tuyến tử cung thường do thay đổi môi trường kiềm-acid của âm đạo, tăng cường estrogen làm tăng sinh các tế bào, hoạt dộng tình dục mạnh bạo, dùng thuốc ngừa thai có nhiều estrogen, sinh đẻ nhiều, tổn thương đến niêm mạc tử cung, do nạo thai.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lộ tuyến tử cung?
- Dấu hiệu đặc trưng nhất có thể nhận biết khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung là sự tăng tiết khí hư nhiều một cách bất thường. Chất dịch này có thể có màu trắng đục, dính từng mảng, thỉnh thoảng có mùi hôi hoặc có màu vàng xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều (nếu do nhiễm khuẩn trichomonas vaginalis). Ngoài ra, khí hư có thể có xám hoặc vàng, loãng, có mùi hôi, tráng đều trên thành âm đạo nếu do tạp trùng gây ra, thường có liên quan đến vi khuẩn yến khí, gardnerella vaginalis, mycoplasma,…
- Với trường hợp viêm lộ tuyến tử cung nặng, có thể có hiện tượng xuất huyết nhẹ sau khi quan hệ.
- Theo Giảng viên Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Phụ nữ khi bị viêm lộ tuyến tử cung thường không có dấu hiệu gì đặc biệt, rất thường dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh phụ khoa khác. Viêm lô tuyến cổ tư cung khi nhìn bằng mắt thường thì lộ tuyến giống như cổ tử cung bị viêm, đỏ và sần sùi. Khi được soi bằng máy thì có thể nhận thấy lớp biểu mô ở lỗ trong của cổ tự cung nay đã lan ra ngoài và che phủ mất một phần của cổ tử cung. Phía bên dưới là lớp đệm với nhiều mạch máu tạo nên hình ảnh tổn thương có màu đỏ và sần sùi giống như mô hạt.
Những biện pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh viêm lộ tuyến tử cung
Phương pháp điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm lộ tuyến tử cung
Mặc dù viêm lộ tuyến cổ tử cung đơn thuần chỉ là viêm nhiễm phụ khoa thông thường ở nữ giới do nhiều nguyên nhân như: độ pH ở âm đạo bị biến đổi, lượng estrogen tăng cao, biểu mô lát tầng bị tổn thương sau sinh hoặc sau sẩy thai, nạo thai,… nhưng nếu không nhanh chóng điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, vô sinh – hiếm muộn.
Thông qua sự tổn thương của các tế bào ở cổ tử cung nông hay sâu mà các bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ viêm lộ tuyến là nặng hay nhẹ. Trường hợp viêm nhẹ, lộ tuyến nông, vùng tổn thương có thể sẽ xuất hiện trên diện rộng nhưng các lớp tế bào liên kết trên bề mặt vẫn chưa hết hẳn. Còn đối với trường hợp nặng, lộ tuyến sâu, lớp tế bào này đã mất hết, lớp đệm phía dưới lộ hẳn lên trên bề mặt. Để đánh giá được chính xác mức độ viêm lộ tuyến là nặng hay nhẹ, các bác sĩ sẽ thăm khám và làm xét nghiệm tế bào để xác định được mức độ tổn thương; từ đó đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp viêm nhiễm nhất định.
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống viêm tại chổ để điều trị hết viêm trước. Trong trường hợp lộ tuyến bị viêm nhiễm nặng hoặc nhiễm các tác nhân khác lây qua đường tình dục, các bác sĩ sẽ kết hợp thêm một số loại thuốc uống kèm theo. Sau khi đã điều trị hết viêm, việc kiểm tra, loại trừ ung thư cổ tử cung thông qua làm phết tế bào âm đạo hoặc soi cổ tử cung sẽ được thực hiện trước khi áp dụng các biện pháp động lạnh, đốt điện, laser CO2,… để triệt tiêu lộ tuyến.
Do đó, các chị em tuyệt đối không nên xem nhẹ, tự ý mua thuốc dùng tại nhà mà không qua thăm khám bác sĩ để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
- Cách phòng chống bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung:
Tùy vào nguyên nhân gây tình trạng viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung phù hợp như: Dùng thuốc kháng nấm nếu do nấm. Dùng kháng sinh nếu do vi trùng, tạp trùng, ký sinh trùng….Trị liệu viêm lộ tuyến cổ tử cung thường không gây ảnh huởng đến việc mang thai nhưng nếu đốt sâu, có thể gây tổn thương đến niêm mạc tử cung và gây sẹo thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự mang thai. Khi đang điều trị nên kiêng có quan hệ tình dục (khoảng 2 tuần).
Nguồn: Giáo dục tuyển sinh