Sa tử cung là một căn bệnh mang đến nhiều nỗi băn khoăn cho các chị em phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ sau sinh.
- Dược sĩ tư vấn tình trạng nhiễm khuẩn mắt ở trẻ sơ sinh
- Nhiều chị em đang sai lầm trong cách chăm sóc làn da của mình
- Phụ nữ tuổi 30 không thể thiếu 5 chất dinh dưỡng nào?
Dược sĩ chia sẻ những đối tượng dễ mắc bệnh sa tử cung
Tình trạng sa tử cung là gì ?
Sa tử cung là hiện tượng xảy ra khi tử cung tụt xuống vào trong âm đạo, thậm chí ra ngoài âm đạo do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra, không thể nâng đỡ tử cung. Bệnh có thể chia thành 3 cấp độ như sau:
- Cấp 1 – cấp độ nhẹ nhất: Lúc này, tuy tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm trong âm đạo
- Cấp 2: Tử cung bị đã tụt xuống ngoài cửa âm đạo, có thể nhìn thấy khi làm việc nặng hoặc hoạt động nhiều
- Cấp 3: Toàn bộ tử cung bị tụt xuống ra ngoài âm đạo, có thể nhìn thấy bằng mắt tử cung màu hồng, to bằng quả trừng gà. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất khi tử cung rất có khả năng sẽ bị viêm nhiễm và phải cắt bỏ do tử cung không có khả năng tự co lên.
Những đối tượng nào dễ bị sa tử cung?
Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đây là một căn bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ người phụ nữ nào, tuy nhiên căn bệnh này thường xảy ra ở những đối tượng sau đây:
- Phụ nữ sau sinh, đặc biệt đối với những người sinh con bằng đường âm đạo, thai nhi lớn hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu
- Phụ nữ vận động mạnh, mang vác nặng sau khi sinh mà không kiêng cữ. Điều này khiến vùng đáy bụng phải co bóp quá nhiều, gây ra tổn thương và dẫn tới sa tử cung.
- Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ đã lớn tuổi
Bên cạnh đó, những hiện tượng sau có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc sa tử cung khi mang thai ở người phụ nữ:
- Thai đôi hoặc thai đa
- Thai phụ cao tuổi
- Thai nhi quá to
- Thai phụ mang thai quá nhiều lần
- Khó sinh dẫn đến co thắt tử cung quá lâu
- Có dấu hiệu bất thường nhau thai
- Phẫu thuật tử cung
Dấu hiệu nhận biết người bị sa tử cung là gì?
Tùy thuộc vào cấp độ bệnh, triệu chứng xuất hiện ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên đối với bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh rất khó có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh do những biểu hiện này không rõ ràng cũng như không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Triệu chứng ở từng cấp độ như sau:
- Độ 1: Cấp độ này bệnh nhân thường có dấu hiệu nặng bụng vào trước kỳ kinh nguyệt, đau bụng dưới có dấu hiệu đau lưng khi đứng lâu hoặc lao động nặng, muốn đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu không nhiều.
- Độ 2: Các triệu chứng trở nên nặng nề hơn như đại tiện đau đớn, khó khăn, khí hư có màu trắng loãng hoặc có nhầy, âm đạo có máu chảy bất thường,…Đặc biệt, khi quan hệ, người phụ nữ sẽ có cảm giác phần tử cung xệ xuống ra ngoài miệng âm đạo.
- Độ 3: Ở mức độ này sẽ đưa đến những biểu hiện nặng nề và rất nguy hiểm như tử cung xuất hiện tình trạng phù, sưng loét, mưng mủ, thậm chí chảy dịch màu vàng. Khi bệnh nặng hơn người bệnh có thể bị sốt cao, táo bón và kèm theo nhiều triệu chứng khác.
Khi những người bệnh gặp phải các triệu chứng kể trên, họ thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như u nang buồng trứng hay nhân xơ tử cung. Vì vậy để điều trị kịp thời và hiệu quả, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác nhất.
Điều trị sa tử cung theo từng trường hợp nặng nhẹ khác nhau
Hiện nay bệnh sa tử cung được điều trị như thế nào?
Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, dựa vào mức độ bệnh, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như những vấn đề khác, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp nhất dành cho bạn:
- Trường hợp sa tử cung nhẹ:
Đối với những bệnh nhân có mức độ nhẹ, những dấu hiệu bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thì điều trị không phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất. Đây cũng là phương pháp điều trị thích hợp với những người bệnh lớn tuổi hoặc sức khỏe kém không thể phẫu thuật.
Chú trọng nghỉ ngơi, không hoạt động quá sức và luôn giữ cho tinh thần thoải mái.
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống cân bằng, không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân béo phì và tăng cường chất xơ chống táo bón.
Thực hiện các bài tập giúp nâng tử cung, trong đó phổ biến nhất là bài tập Kegel giúp tăng độ dẻo dai, khiến cơ quan sinh dục khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa bệnh.
- Trường hợp nặng:
Áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ giúp các cơ và dây chằng khỏe hơn.
Cố định tử cung vào đúng vị trí bằng phương pháp dùng vòng tròn nhỏ hỗ trợ âm đạo.
Nếu xuất hiện tình trạng tử cung viêm loét và gây ra các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung một phần hoặc hoàn toàn.
Nguồn: Giáo dục tuyển sinh