Y sĩ đa khoa tiết lộ nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy đói

Tại sao bạn luôn cảm thấy đói, thậm chí ngay sau khi vừa thưởng thức một bữa ăn? Y sĩ đa khoa sẽ chỉ ra cho bạn những nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng này và giải pháp để khắc phục. Hãy xem bạn đang thuộc nguyên nhân nào dưới đây.

doi

Nạp quá nhiều carbonhydrate

Ăn một bữa ăn giàu carbonhydrate (viết tắt là carb) vào buổi tối là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy đói cồn cào vào ngày hôm sau. Vì khi nạp quá nhiều carb, chúng được hấp thụ nhanh chóng vào cơ thể dưới dạng đường. Việc tăng nồng độ các loại đường trong máu, đặc biệt là glucose dẫn đến bùng phát sản sinh insulin – hormon loại bỏ các loại đường huyết và nó kích hoạt cơn đói, tạo cảm giác thèm thực phẩm carb hơn nữa. Khoai lang, gạo lức kèm khẩu phần ăn protein hợp lý như cá, thịt gà, khẩu phần rau quả không chứa tinh bột như súp lơ, các loại rau xanh sẽ giúp carb được tiêu hóa và hấp thu chậm hơn, khiến no lâu hơn và không gây ra sự tăng đột biến insulin làm giảm đường huyết

.

Vùng dưới đồi điều khiển sự thèm ăn và khát.

Ăn đủ chất béo và protein

Cũng giống như protein, chất béo bão hòa liên quan đến cảm giác no của bạn. Chất béo gửi thông tin đến não tạm thời ngừng tiêu thụ thức ăn. Đồng thời, chất béo cũng là một chất dinh dưỡng phức tạp, đòi hỏi cần nhiều thời gian để hấp thụ hết. Các chuyên gia khuyên nên bổ sung chất béo từ các loại dầu, loại hạt và quả bơ. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ chất béo ở người lớn nên giới hạn từ 20-35% tổng số lượng calo hàng ngày của bạn.

Ăn quá nhanh

Mặc dù cuộc sống hiện đại ngày càng khiến con người trở nên bận rộn, ít có thời gian chăm sóc bản thân, thậm chí không có thời gian để chậm rãi thưởng thức bữa ăn. Nhưng bạn nên biết rằng khi bạn ăn quá nhanh, dạ dày của bạn có thể đã đầy trong khi bộ não vẫn chưa cảm nhận được sự no nê đó. Một nghiên cứu đăng tải năm 2013 trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism cho thấy, ăn quá nhanh sẽ khiến não bộ không kịp tiết ra những hormon làm bạn có cảm giác no nê. Hãy thử ăn thức ăn từ từ, nhai chậm và kỹ, sau đó chờ thêm 20 phút trước khi quyết định ăn thêm gì nữa. Đây là khoảng thời gian đủ để não bộ đưa ra tín hiệu “đã no” với cơ thể.

Bị mất nước

“Mất nước nhẹ thường tạo ra cảm giác đói và lúc đó cơ thể bạn thực sự chỉ cần chất lỏng” – BS. Alisa Rumsey thuộc Viện Dinh dưỡng và Khẩu phần Mỹ cho biết. Nhiều người cảm thấy mình đang đói nhưng thực ra là thiếu nước. Sự rắc rối xảy ra ở vùng dưới đồi – một vùng có chức năng điều khiển sự thèm ăn và khát. Khi cơ thể bị mất nước, thông tin sẽ được dẫn truyền đến vùng dưới đồi và báo hiệu rằng bạn muốn uống nước. Vì vậy, các chuyên gia khuyên “nếu bạn cảm thấy đói và bạn đã không uống nhiều nước vào ngày hôm đó, hãy thử uống một ly nước và chờ đợi 15-20 phút để xem cơn đói có qua đi không”.

thuc-phan-tranh-an-khi-doi

Thiếu ngủ

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng, ngủ ít, mất ngủ khiến bạn càng cảm thấy đói và muốn ăn. Việc thiếu ngủ dẫn đến tăng nồng độ ghrelin – hormon kích thích sự thèm ăn và làm giảm lượng leptin – hormon gây cảm giác no. Sau khi mất ngủ, bạn dễ bị kiệt sức và thiếu tập trung, cơ thể dễ dẫn đến suy kiệt khiến bạn sẽ ăn nhiều hơn để bù đắp lại. Để tránh tình trạng này, bạn nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ, nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn bằng việc tắt hết thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng và vô tuyến. Hãy đảm bảo ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm để cân bằng năng lượng và hormon của bạn.

Căng thẳng

Áp lực và căng thẳng khiến bạn thèm ăn. Khi bạn bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra hormon adrenaline và cortisol. Nồng độ những hormon này tăng cao sẽ đánh lừa cơ thể bằng cách báo hiệu rằng nó cần năng lượng và khiến bạn thèm ăn. Mức độ căng thẳng cũng làm giảm hormon serotonin trong não và do đó sẽ làm bạn cảm thấy đói. Để cải thiện tình trạng này hãy luyện tập yoga, nghe nhạc nhẹ để cải thiện.

Uống quá nhiều rượu

Uống cocktail trước bữa tối hoặc uống rượu sẽ kích thích sự thèm ăn của bạn. Bạn sẽ có cảm giác đói ngay cả khi bụng no căng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Appetite cho thấy, mọi người có khả năng tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều calo hơn sau khi uống rượu. Bởi vì rượu làm khử nước và đánh lừa não bộ rằng cơ thể đang cần thực phẩm, trong khi thực sự lúc đó bạn đang cần nước. Hãy khắc phục bằng cách uống thật nhiều nước.

Theo Sức Khỏe Đời Sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat