Sơ lược lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam

Y học cổ truyền đã phát triển từ thời kỳ dựng nước và đến nay vẫn không ngừng phát triển. Mang nét văn hóa dân tộc, áp dụng vào cuộc sống làm cho nước nhà không ngừng đi lên.

Từ xa xưa tại Việt nam, những người đạt đỉnh cao về một ngành nào đó được tôn là thánh. Tuệ Tĩnh được coi là vị thánh thuốc nam, là ông tổ của YHCT Việt nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng “Nam dược thần hiệu” và “Hồng nghĩa giác tư y thư”, là người đầu tiên đề cao tư tưởng “Thuốc Nam chữa người Nam việt”.
lich-su-y-hoc-co-truyen-viet-nam

Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu phong phú của đất nước trong vùng nhiệt đới tạo thành một nền y học truyền thống. Y sĩ y học cổ truyền đã phát triển không ngừng qua các giai đoạn.

I. Thời Kỳ Dựng Nước (Thời Kỳ Hùng Vương – 2900 năm Trước Công Nguyên). Thời kỳ này tuy y học chỉ truyền miệng nhưng đã biết dùng thức ăn trị bệnh : ăn trầu cho ấm cơ thể, nhuộm răng để bảo vệ răng…

II. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ I (Năm 111 trước Công nguyên).Các vị thuốc được đưa sang Trung Quốc Trầm hương, Tê giác… 1 số thầy thuốc Trung Quốc sang Việt Nam trị bệnh như : Đổng Phụng, Lâm Thắng… qua đó nước ta được dón nhận nền y học Trung Quốc.

III. Thời kỳ Độc Lập Giữa Các Triều Đại Ngô, Đình, Lê, Lý, Trần, Hồ (năm 939-1406).

+Thời Nhà Lý (1010-1224)
Tổ chức Ty Thái Y chăm lo bảo vệ sức khỏe cho vua quan trong triều, có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp lo việc chữa bệnh cho nhân dân, phát triển việc tổ chức trồng thuốc…
Phương pháp trị bệnh bằng tâm lý phát triển : Lương y Nguyễn Chí Thành dùng tâm lý trị liệu trị cho vua Lý Thần Tông khỏi bệnh.

+Thời Nhà Trần (1225-1399)
Ty Lương Y đổi thành Viện Thái Y từ năm 1362. Chủ trương phát thuốc cho nhân dân ở các vùng có dịch bệnh. Tổ chức trồng và thu hái thuốc dùng cho quân đội và nhân dân.
Thời kỳ này có Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) với tác phẩm Nam Dược Thần Hiệu, Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư , Chu Văn An với tác phẩm Y Học Yếu Giản Tập Chú Di Biên

+Thời Nhà Hồ (1400-1406)
Danh y thời này là Nguyễn Đại Năng với tác phẩm Châm Cứu Tiệp Hiệu Diễn Ca .

IV- Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ II (1407-1427)
Nhà Minh xâm lược cướp hết các sách vở, thuốc và đem các danh y Việt Nam về nước … do đó Y học không phát triển được.

V-Thời Kỳ Độc Lập Dưới Các Triều Đại Hậu Lê, Tây sơn, Nguyễn (1428-1876)
+Thời Nhà Hậu Lê 1428-1788)
Bộ Luật Hồng Đức có đặt quy chế về nghề Y : trừng phạt thầy thuốc kém đạo đức, ban hành quy chế pháp y khám án mạng tử thi…
Cấm phá thai, phổ biến phương pháp vệ sinh phòng dịch, luyện tập giữ gìn sức khỏe… Tác phẩm có Bảo Sinh Diên Thọ Toát Yếu của Đào Công Chính.
Ở triều đình có Thái Y Viện, ở các tỉnh có Tế Sinh Đường lo chữa bệnh cho nhân dân nhất là công tác chống dịch.
Mở các khóa thi tuyển lương y, tổ chức khoa giảng dạy ở Thái y viện, đặt các học chức ở phủ, huyện để dạy nghề thuốc. Soạn các tác phẩm : Y Học Nhập Môn Diễn Ca, Nhân Thân Phú… Thời gian này có nhiều danh y : Nguyễn Trực với tác phẩm Bảo Anh Lương Phương , Lê Hữu trác với tác phẩm Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh 28 tập 66 quyễn, Hoàng Đôn Hòa với tác phẩm Hoạt Nhân Toát Yếu bàn về tổ chức y tế quân đội.

+Thời Tây Sơn (1788-1802)
Tổ chức được Cục Nam Dược nghiên cứu thuốc trị bệnh cho quân đội và nhân dân.
Tác phẩm : Liệu Dịch Phương Pháp Toàn Tập + Hộ Nhi Phương Pháp của Nguyễn Gia Phan, La Khê Phương Dược + Kim Ngọc Quyển của Nguyễn Quang Tuấn.

+Thời Nhà Nguyễn (1802-1883)
Ở triều đình có Thái y viện, ở các tỉnh có Ty Lương y, có mở trường dậy thuốc ở Huế (1850).
Tác phẩm: Nam Dược Tập Nghiệm Quốc Âm của Nguyễn Quang Lương, Nam Thiên Đức Bảo Toàn của Lê Đức Huệ…

VI-Thời Kỳ Pháp Xâm Lược (1884-1945)
Giải tán các tổ chức y tế thời nhà Nguyễn, loại YHCT ra khỏi tổ chức y tế bảo hộ, đưa nền y tế thực dân vào. thầy thuốc YHCT chỉ hoạt động nhỏ lẻ trong dân gian.

VII-Thời kỳ việt nam dân chủ cộng hòa (1945-1976)
Phục hồi nền YHCT. Chủ trương kết hợp YHCT & YHHĐ để phục vụ tốt sức khỏe cho nhân dân.
Ngày 10-12 – 1957 thành lập Hội Đông Y Việt Nam, Sau năm 1975 đến nay qua nhiều lần đổi tên: Hội Y Học Dân Tộc, Hội Y Học Cổ Truyền Dân Tộc, Hội Y Học Cổ Truyền, nay lấy lại tên củ là Hội Đông y Việt Nam. Năm 1995 do hợp tác quốc tế Việt Nam thành viên của Hiệp Hội Châm Cứu Thế Giới nên Hội Đông y tách ra thêm Hội Châm Cứu Việt Nam. Phổ biến các phương pháp trị bệnh không dùng thuốc.

y-si-y-hoc-co-truyen-thuc-hanh-vat-ly-tri-lieu

Y học cổ truyền hiện nay

Đa số các phường xã đều có các phòng, tổ chẩn trị YHCT.
Hệ thống hóa các Lương Y vào các đoàn thể Hội Đông y, Hội Châm Cứu.
Thành lập các bộ môn giảng dạy YHCT tại các truờng trung học và đại học.
Đã có 1 học viện YHCT và 2 Viện YHCT ở miền Nam và Bắc.
Dịch thuật, biên soạn nhiều loại sách Kinh Điển, sách chuyên đề, chuyên sâu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.
Nhiều trường Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền, viện y học cổ truyền được mở ra…

Nhiều Danh Y nổi tiếng đến đời sau

Đại danh y Tuệ Tĩnh, tên thật Nguyễn Bá Tĩnh – (TKXIV) .Theo truyền thuyết địa phương Nguyễn Bá Tĩnh sinh trưởng dưới triều nhà Trần. Năm 1351 thi đậu Thái học (Tiến sĩ) nhưng không ra làm quan. Ông ở chùa đi tu và làm thuốc chữa bệnh và viết sách. Năm 1385 ông bị bắt đi cống cho nhà Minh.

Sang Trung quốc ông cũng nổi tiếng là thầy thuốc giỏi, được phong là Đại y thiền sư. Tác phẩm “nam dược thần hiệu” gồm bản thảo 499 vị thuốc nam, 3932 phương thuốc chữa 184 bệnh. Bộ sách “Hồng nghĩa giác tư y thư” ghi chép 630 vị thuốc nam, 13 bài chữa tạp bệnh theo phép Nam và 37 “trùy pháp” chữa bệnh thương hàn (cảm). “Nước ta từ khi lập quốc, kể có hàng trăm nghìn người làm nghề thuốc, nhưng hỏi đến việc trứ thư lập ngôn, để mở bến bắc cầu cho người hậu học, thì như tìm cá trên ngọn cây, thật là hiếm thấy” (Lời tựa sách xuất bản năm 1723 của Thái y viện triều Lê Dụ Tông).

Nguyễn Đại Năng – Quảng tế lệnh triều nhà Hồ (1400-1406) – phương sĩ chuyên khoa châm cứu của VN đầu TK XV, biên soạn “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” – tác phẩm về phương pháp châm cứu viết một cách có hệ thống sớm nhất ở Việt nam, viết bằng chữ nôm, thể thơ lục bát, gồm 3020 câu ca. Ngoài các huyệt thuộc 14 kinh mạch theo sách châm cứu của Đông y, tác phẩm này còn nêu một số huyệt riêng mà các lương y Việt nam thời đó đã dùng.
y-si-y-hoc-co-truyen

Không thể không nhắc đến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Đại danh y của Việt Nam (1724-1791). Ông là một Hipocrat của Việt nam. Trong tập đẩu của bộ sách “Hải thượng y tông tâm lĩnh” có thiên Y huẫn cách ngôn, dạy về y đức gồm 9 điểm mà cho đến ngày nay vẫn được in trân trọng trên trang đầu của các sách giáo khoa trong các trường Đại học y dược của Việt nam và được Bộ y tế Việt nam lấy làm qui định đạo đức hành nghề y dược học cổ truyền.

“Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự cầu vui: như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát, nhỡ có bệnh nhân cấp cứu làm cho người ta sốt ruột mong chờ nguy hại đến tính mệnh con người”. “Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hay những người mồ côi, góa bụa, hiếm hoi càng nên chăm sóc đặc biệt. Vì những người giàu sang không lo không có người chữa; còn những người nghèo hèn thì không đủ sức đón được thầy giỏi, vậy ta nên để tâm một chút họ sẽ được sống suốt đời”. Những điều giáo huấn như thế cho đến ngày nay vẫn còn sáng chói.

Ngoài ra còn có những danh y nổi tiếng trong TK XVIII – thời kỳ hoàng kim của YHCT VN: Trịnh Đình Ngoạn, Ngự y thời Lê Hiển Tông, có công trong việc xây dựng Y miếu Thăng Long; Nguyễn Hữu Đạo, Nguyễn Hoành, Nguyễn Gia Phan.
Bức đại tự treo treo trên trần nhà viết câu nói nổi tiếng của Tuệ Tĩnh “Nam dược trị nam nhân”.

--> Xem thêm tại: https://giaoductuyensinh.com/

Comments are closed.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat