Điều dưỡng viên đa khoa hướng dẫn chống đau nhức Xương khớp khi trời ẩm

Thời tiết miền Bắc đang vào mùa nồm ẩm, khiến nhiều người bị đau khớp xương, sưng khớp gối, di chuyển khó khăn. Điều dưỡng viên đa khoa sẽ hướng dẫn các bạn chống đau nhức khi thời tiết ẩm ướt.

dieu-duong-vien-da-khoa-cham-soc-xuong-khop

Điều dưỡng viên đa khoa hướng dẫn chống đau nhức

 Nguyên nhân và biểu hiện đau nhức xương khớp

 Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT). Những người thừa cân, gia đình có người đã bị bệnh khớp nguy cơ mắc cao hơn. Nữ dễ mắc hơn nam. Những vận động viên, người lao động chân tay, người hút thuốc lá, sơn sửa móng tay, thợ sơn… do hay dùng acetone và thuốc trừ sâu nên dễ bị viêm khớp hơn.. Bệnh đa phần không gây nguy hiểm nhưng thường dai dẳng làm cản trở các sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe NCT.

Nguyên nhân do thời tiết ẩm thấp, tiếp xúc (lao động, nằm ngồi…) nơi ẩm ướt, hoặc làm việc mệt nhọc, gặp mưa rét. Cũng có thể do mắc chứng viêm khớp mạn tính, viêm xương hoặc do tuổi tác…

Người bệnh có cảm giác đau tăng lên khi trời lạnh, ẩm ướt và giảm đi khi trời nóng… Nếu để bệnh lâu sẽ khiến các khớp ngón tay, ngón chân to, cứng, hạn chế vận động, tổn thương tâm, can, thận, khí huyết, mất ngủ…

Điều dưỡng viên đa khoa chỉ ra rằng thực phẩm có chức năng cải thiện đau khớp.

Tuy thức ăn không thể thay thuốc, nhưng ăn uống chọn lọc sẽ giúp giảm viêm, giảm đau khớp, rút ngắn thời gian phải dùng thuốc.

 Có nhiều món ăn tốt cho người bị khớp như: Đu đủ, dứa, chanh, bưởi có men kháng viêm, sinh tố C giúp kháng viêm. Các hoa quả giàu vitamin C khác như dâu tây, mâm xôi, đào, xoài, tảo bẹ, nghệ, nấm, trà xanh… cũng giúp kháng các phản ứng viêm.

 Một số thảo dược như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây, đinh hương, các loại gia vị… giúp chống lại những phản ứng có hại. Quả bơ, cà rốt, khoai lang giúp kháng ôxy hóa, bảo vệ bao khớp và đầu xương. Sữa đậu nành, đậu hũ, hạt bí chống dị ứng, cung cấp chất vôi để bảo vệ đầu xương khi độc chất xói mòn trong ổ viêm…

 Các ngũ cốc như gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen, đậu nành và các loại rau xanh (súp lơ xanh, cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây, cây ô liu, hạt mầm)… có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng ôxy hóa, giàu năng lượng. Súp lơ xanh giàu vitamin K, C giúp xương khớp chắc khỏe. Cà chua làm bớt đau khớp (hạt cà chua giảm đau, chống viêm khớp).

 Khi đau khớp, viêm khớp cần tránh ăn các thức ăn nhiều chất phốt-pho (có trong thịt, phủ tạng, thịt đã qua chế biến), thịt đỏ, sản phẩm bơ sữa vì tuy giàu protein, vitamin, khoáng chất nhưng lại quá nhiều chất béo làm tăng viêm, giảm canxi và tình trạng bệnh xấu đi. Không nên ăn ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, đồ đông lạnh, thức ăn chiên rán kỹ vì dễ bị dị ứng, viêm nặng hơn.

 Hạn chế bánh kẹo, đồ uống ngọt có nhiều đường, phốt pho vì dễ tăng viêm tấy. Các thực phẩm chất béo cao, hải sản (sâm, tảo biển, cá biển, tôm biển…), các sản phẩm quá chua quá mặn cũng không nên ăn vì sẽ tăng gánh nặng cho khớp.

 Miền Bắc hiện đang mùa nồm ẩm, dễ sinh đau khớp. Do đó rất cần giảm độ ẩm thấp trong phòng đề phòng phát sinh bệnh. Lời khuyên từ điều dưỡng viên khi đang đau không nên ăn đồ lạnh, cá đồng, baba, cà pháo vì gây nhức xương khớp. Nên ăn những món có gia vị xương xông, lá lốt (chả xương xông, lá lốt, chuối ốc, đậu phụ, bò cuốn lá lốt…) để phòng bệnh. Nên dùng thuốc bổ sung canxi, vitamin nhưng phải có bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng bệnh khớp.  bình thường 70% dịch nuôi cấy từ mũi họng có sự tồn tại của nấm, nấm chỉ gây bệnh khi ở môi trường thuận lợi là acid hoặc sức đề kháng của cơ thể giảm sút do nhiễm virut, trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV)…

 Nếu viêm mũi họng do vi khuẩn, dịch mũi có màu vàng xanh, ngày càng đặc dần. Biểu hiện hay gặp ở trẻ em là hiện tượng “thò lò mũi xanh”. Sau vài ba ngày đến một tuần, nếu không điều trị kịp thời sẽ xuất hiện triệu chứng viêm mũi họng cấp như sốt, ngạt tắc mũi, ho có đờm vàng xanh… hoặc viêm tai giữa (trẻ quấy khóc, sốt cao, kêu đau tai thậm chí chảy mủ tai…).

dieu-duong-vien-da-khoa

Ngũ cốc chống bệnh tật.

Điều dưỡng đa khoa khuyên bạn nên bảo vệ mũi họng hằng ngày để phòng bệnh 

Để khắc phục tình trạng thay đổi của niêm mạc mũi họng khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh, hằng ngày chúng ta nên nhỏ thêm nước muối sinh lý ấm vào mũi để trả lại độ nhớt cho lớp thảm nhầy. Không nên bơm rửa mũi nhiều hoặc xì mũi mạnh nhất là đối với trẻ em vì nếu thực hiện không đúng động tác này, vô tình có thể đưa vi khuẩn vào tai hoặc vào xoang, hoặc xuống phế quản… gây ra những biến chứng nặng nề từ viêm mũi họng.

Nếu dịch nhầy của mũi họng quánh và có màu vàng xanh cần đi khám để được hướng dẫn dùng thuốc thích hợp như điều trị nhỏ thuốc tại chỗ làm loãng dịch, các thuốc sát khuẩn, thuốc làm săn khô niêm mạc mũi, thuốc kháng viêm, kháng sinh tại mũi… nhưng phải duy trì sự điều chỉnh này cho đến khi niêm mạc mũi họng hoàn toàn trở về bình thường. Trường hợp điều trị tại chỗ 2-3 ngày mà các triệu chứng nặng thêm như sốt, ho nhiều, đau nhức vùng mặt… phải kết hợp điều trị kháng sinh toàn thân thích hợp, kháng viêm, giảm nề. Cách phòng bệnh quan trọng nhất là giữ ấm mũi họng khi thời tiết thay đổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat