Bí mật của một Bác sĩ nội trú cấp cứu

Một ngày của Bác sĩ cần nhiều hơn 24h, một tuần cần hơn 7 ngày. Phải tiếp xúc với các bác sĩ nhất là những Bác sĩ nội trú cấp cứu mới hiểu thời gian với họ quý giá đến thế nào.

bac-si-noi-tru-hoc-11-nam

Bác sĩ nội trú cần hơn 24 giờ để làm việc?

“Cái bọn bất nhân, bác sĩ ăn thịt người, lương y có còn như từ mẫu nữa không? Bác sĩ gì mà lúc nào cũng nhìn đến cái phong bì…” đó là những câu nói đầy cay nghiệt thường xuyên vang lên bên lề những hành lang bệnh viện. Nhưng đằng sau những bề ngoài phán xét của xã hội ai thấu hiểu được sự hy sinh thầm lặng quý giá của những Bác sĩ nội trú cấp cứu?

Có lẽ chưa bao giờ hình ảnh người bác sĩ lại bị xấu đi trong mắt người bệnh và người dân như thời điểm này. Có lẽ vì những khuôn mặt lạnh như tiền khó kiếm được một nụ cười, những câu trả lời quá nhanh và dứt khoát, những tai nạn liên tiếp liên quan đến người bệnh… và trên hết là những “scandal” lan truyền khủng khiếp trên mạng, khiến khoảng cách giữa người bác sĩ với người bệnh ngày càng xa thêm.

Nhưng, quả thực phải tiếp xúc với các bác sĩ nhất là những bác sĩ nội trú, cấp cứu mới hiểu thời gian với họ quý giá đến thế nào. Một ngày của họ cần nhiều hơn 24h, một tuần cần hơn 7 ngày, vì thời gian đó quá ít để cứu thêm nhiều người hơn nữa, nói gì đến riêng cho mình, hoặc gia đình.

bac-si-noi-tru

Tâm sự của những Bác sĩ nội trú ngành Y

Tâm sự của một Bác sĩ nội trú đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

“7 năm làm nghề thời gian chưa đủ nhiều nhưng cũng làm cái lưng mình còng xuống vì áp lực công việc và kiến thức. Giờ thì đã thấu cái nghề này vừa vất vả, vừa nghèo và đầy rẫy bất an là như thế nào”, tâm sự của một Thạc sĩ – Bác sĩ nội trú đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Anh tâm sự: “Ngày xưa tôi chọn đi nội trú hồi sức cấp cứu, ai cũng gàn. Ai cũng bảo sao chọn chuyên ngành đấy? Vừa vất vả, vừa nghèo lại đầy rẫy những bất an. Nhưng rồi tôi vẫn bỏ ngoài tai tất cả, quyết tâm đi bằng được với ánh mắt ái ngại của những người đi trước, chỉ vì thích, vì yêu.

Mỗi ngày, bác sĩ trẻ này và đồng nghiệp tiếp nhận 70-90 ca bệnh từ các tỉnh chuyển lên, hầu hết là bệnh nặng và phức tạp. Hôm nào cao điểm thì lên đến 100 bệnh nhân.

Đến bây giờ, mỗi ngày 90-100 bệnh nhân vào cấp cứu là chuyện thường, số lượng này cứ tăng dần theo từng năm. Trong khi số lượng Bác sĩ gần như không thay đổi.

Những Bác sĩ trực cấp cứu là khổ nhất, áp lực nhất vì bệnh nhân đông đa dạng, mà hầu hết là bệnh nhân nặng, cần xử lý nhanh, xử lý luôn. Thế nhưng Bác sĩ thì không được phép gặp sai lầm. Nếu không xử trí nhanh và giải quyết nhanh trong khi bệnh nhân ùn lại thì “vỡ khoa”.

bac-si-noi-tru-tai-benh-vien

Làm Bác sĩ ngành Y sướng hay khổ

Học Bác sĩ nội trú ngành Y sướng hay khổ?

Mỗi tháng khoảng gần 3.000 lượt bệnh nhân từ cả miền Bắc vào cấp cứu ở Bệnh viện Đại học Y với 16 bác sĩ vừa làm hồi sức bệnh nặng vừa làm chẩn đoán.“Ngày làm, tối về mình hùng hục cày sách để bổ sung kiến thức, thế mà vẫn thấy mình dốt.

Lắm lúc mệt đến mức không muốn làm nữa. Nhưng mình không làm thì ai làm? Bệnh nhân thấy quá tải, mệt mỏi vì phải xếp hàng chờ đợi, bác sĩ cũng quá tải. Lắm lúc mình cũng phát rồ lên. Mình cũng là người nên chẳng thể nào nhăn nhở mà cười với hàng trăm lượt bệnh nhân được”.

“Mình còn nhớ có lần một cô bạn là phóng viên làm truyền hình muốn tới tận bệnh viện, ở 1 ngày để xem các bác sĩ làm việc thế nào có sướng không? Cuối cùng cô ấy lè lưỡi kêu: không hiểu các anh làm việc kiểu gì? Bệnh nhân đông thế này làm sao làm nổi, cái máy tính hành chính còn liên tục treo nữa là người. Mình cười hehe và bảo cái máy có thể treo được, chứ cái đầu thì không được phép, bọn anh đâu phải con người”, anh bác sĩ trẻ cười thoáng chút tê tái…

Càng ngẫm, càng nghĩ càng làm nghề lâu mới thấy cái nghề Y nó bạc?

Anh bảo, càng ngẫm, càng nghĩ càng làm nghề lâu mới thấy cái nghề Y nó bạc. Ngày còn đi học thầy giáo từng nói, các cậu phải học cho tốt để trước hết gia đình được nhờ, sau đó xã hội được nhờ. Nhưng nhìn lại, mình, cũng như các bác sĩ khác trong khoa, hùng hục học đến 11 năm liên tục, gia đình nuôi báo cô hoàn toàn cho đến khi đi làm, nhưng chưa một ngày nào gia đình được nhờ cả.

Mang tiếng là bác sĩ cứu người, nhưng anh đi làm xa, bố mẹ, anh chị em mỗi lần ốm chẳng bao giờ có mặt ở nhà. Đến ngay cả khi mẹ anh ốm, rồi lúc bà ra đi… anh cũng không có mặt.

gio-thuc-hanh-sinh-vien-y-khoa-pasteur

Giờ học thực hành của sinh viên Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur

Rồi gần đây khi thấy các đồng nghiệp bị dư luận lên án, chỉ trích, anh lại càng thấy buồn hơn. Anh bảo: “Mình không bệnh vực nhưng chỉ lấy ví dụ nho nhỏ, mỗi tháng có 3.000 ca cấp cứu, tổng một năm có gần 35.000 ca bệnh mà chỉ cần có 1 ca tiên lượng không tốt là dư luận sẵn sàng nhảy vào mổ xẻ như những con “diều hâu độc ác”. Họ không cần biết đến hàng chục ngàn ca khác đã được cứu sống thế nào?.

Nói nhiều lại thành kể lể, nhiều đêm đang ngủ bật dậy (chắc là mơ) vì tưởng máy trên người bệnh nhân báo động. Những rối loạn ám ảnh kiểu đó xảy ra hàng ngày….”.Xót xa thế, vất vả thế, nhưng hỏi có nản lòng mà bỏ nghề không, anh dứt khoát: “Nghề đã trở thành nghiệp ăn vào máu rồi, không thể bỏ được”…

Trích nguồn : Báo Kiếm Thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat