Ngành Y nói chung hay Y khoa nói riêng là khoa học của sự sống. Khoa học ấy ngay từ thời xưa đã ngậm ngùi nhìn lại sự thất bại của mình, nhìn lại những thất bại và rủi ro của đồng nghiệp để đẩy lùi cái chết cho những người sau.
- Khảo sát học sinh tại sao chọn học ngành Y
- Bạn có biết ngành Y Dược ra trường làm gì? Ở đâu?
- Sự hy sinh thầm lặng của những người công tác trong ngành Y tế
Đừng lầm bệnh viện với sân khấu hay sàn đấu
Bệnh viện không phải là sân khấu, càng không phải chỗ để các bác sĩ, y sĩ thể hiện cảm xúc của mình trong công việc. Càng thể hiện cảm xúc, càng đưa tình cảm cá nhân vào công việc, bệnh nhân càng có nguy cơ tử vong cao. Nói một cách đơn giản như này: nếu bạn giỏi, bạn chăm chỉ, cần mẫn học hỏi cái mới, nhưng bạn lại dễ dàng nhỏ lệ khi chứng kiến bệnh nhân lên cơn đau quặn thắt, bạn luống cuống, hớt hải tìm cách cứu chữa cho bệnh nhân thì bạn mãi cũng chỉ là con “gà mờ” trong công việc. Một bác sĩ giỏi là một người có đủ bình tĩnh để giải quyết mọi tình huống khó khăn xảy ra mà không đặt tình cảm vào công việc, bởi nhiều khi tình cảm có thể giết chết sự nghiệp của một bác sĩ.
Đặt công việc vào tình cảm, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự ưu ái, đồng nghiệp của bệnh nhân, nhưng ngược lại, bạn sẽ mãi không thể trưởng thành trong công việc. Thế nhưng sự tỉnh táo trong nghề nghiệp đôi khi vô tình lại bị ném bằng 2 từ “máu lạnh”. Bạn nên hiểu rằng, ngành Y là cứu người chứ không phải thể hiện cảm xúc. Trước khi thể hiện cảm xúc của mình, nhiệm vụ tiên quyết của một bác sĩ là giải quyết những nhu cầu cần thiết của bệnh nhân và bệnh viện. Có lẽ không ai biết rằng, trong cái tình cảm của một người bác sĩ luôn tồn tại rủi ro cao đối với chính người bệnh.
Một thầy thuốc giỏi sẽ cẩn trọng khi nói về sai lầm của đồng nghiệp
Sai lầm của một bác sĩ hay y tá luôn được thổi phồng lên bởi các phương tiện truyền thông. Nó có thể đúng, có thể sai nhưng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến uy tín của những người thầy thuốc. Tất nhiên thái độ hách dịch, thô lỗ, kém lễ độ … đáng bị lên án và xứng đáng phải chịu sự mạt sát của xã hội, nhưng đâu phải trường hợp nào cũng đúng. Chỉ nghe đồn, nghe kể hay vài mẩu tin đầy ác ý, đôi khi chỉ nhìn những tít câu view của báo lá cải, liệu có đủ chứng minh và lên án một người thầy thuốc. Có khi nào phân biệt được đúng sai khi chính những bậc tôn sư vẫn còn lưỡng lự khi đưa ra phán quyết của mình.
Một thầy thuốc giỏi, một bác sĩ lành nghề sẽ luôn thận trong khi nói về sai lầm của đồng nghiệp, vì không ai có thể dám chắc về y nghiệp của mình sẽ không mắc sai lầm. Khoa học trong ngành Y là đặc thù, hoàn toàn khác so với những ngành khác, lấy sai lầm của đồng nghiệp, đi từ cái chết của những người không may để đẩy lùi cái chết cho những người phía sau. Nếu đặt tình cảm quá nhiều vào công việc, các thầy thuốc khó mà làm tròn bổn phận của mình và sự lúng túng sẽ thể hiện rõ nhất khi cứu chữa chính người thân trong gia đình mình. Một ca cấp cứu khó nếu dành chút thời gian cho tình cảm sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao hơn vì tính mạng của họ đang ngàn cân treo sợi tóc. Bởi vậy đã có câu nói “người chết dạy kẻ sống” trong các nhà xác bệnh viện mãi mãi không là điều vô nghĩa.
Nếu bạn muốn trưởng thành với nghề thầy thuốc, muốn dấn thân vào nghề đầy vinh quang nhưng cũng không kém phần cám dỗ hãy đăng ký học Cao đẳng Dược học Hà Nội để thỏa mãn đam mê và góp phần công sức vào nền Y tế Việt Nam.
Địa chỉ đăng ký học Cao đẳng Dược học Hà Nội
Văn phòng tuyển sinh: Phòng 115, nhà N1, số 101 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 0466.750.010 – 0964.011.243