Theo Y học cổ truyền sừng Tê giác không phải là thần Dược?

Sừng Tê giác là một vị thuốc trong Y học cổ truyền của Việt Nam. Ngoài những công dụng chữa một số bệnh thông thường như : giải nhiệt, đau đầu, giảm ho cho trẻ em thì sừng Tê giác đang bị thổi phồng lên như việc chữa ung thư, tăng tuổi thọ, tăng cường sinh lý…

te-giac-nguy-co-tuyet-chung

Tê giác là loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ

Về công dụng của sừng Tê giác trong Y học cổ truyền theo ghi chép như sau

Theo Tuệ Tĩnh ( Nam Dược Thần Hiệu – Phần Dược ) sừng Tê giác có tính hàn, vị mặn đắng và không độc, dùng để chữa các bệnh như : nhọ lở, chứng nóng rất dữ, sơn lam chướng khí, trúng độc, sốt cao không dứt.

Theo Hải Thượng Y Tông Tâm Tĩnh sừng Tê giác có vị mặn đắng, đại hàn, vào kinh tâm, thận, can. Nó là thuốc để chữa 1 số bệnh như trúng phong, mất tiếng, phiền nhiệt, thổ huyết, chứng thương hàn phát cuồng, phát ban, phát hoảng nói sảng, trẻ em kinh giản do phong thiệt…

sung-te-giac-duoi-goc-nhin-y-hoc-co-truyen

Sinh viên Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur tham dự Hội thảo bảo vệ động vật hoang dã

Theo Y học cổ truyền sừng Tê giác có tác dụng giống sừng Trâu

Trong Y học cổ truyền, Ngưu giác ( sừng trâu ) vị đắng, tính hàn, trị: đau đầu, nhiệt độc, thương hàn, cổ họng đau cứng…có tác dụng giống như tê giác.

Các bác sĩ và chuyên gia trong Ngành Y nhấn mạnh, sừng tê giác trong Y học cổ truyền chỉ là một vị thuốc có tác dụng như sừng trâu và các sừng khác nhưng bọn buôn lậu sừng tê đã đồn thổi công dụng khiến cho giá cả của sừng tê giác vượt lên rất nhiều so với giá trị y học thật sự của nó.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng thực ra sừng tê giác chỉ là một vị và thường phải nằm trong các bài thuốc phối hợp nhiều vị, chứ không bao giờ dùng độc vị (dùng riêng) như một số người vẫn quan niệm uống sừng tê như “món độc” để “bồi bổ”.

Hội thảo Nâng cao kiến thức bảo vệ động vật Tê giác hoang dã quý hiếm

Ngày 16-11, Hội thảo Lớp tập huấn Nâng cao kiến thức – Thay đổi hành vi trong việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ Động thực vật hoang dã nguy cấp đã diễn ra. Do sự phối hợp giữa Bộ Y tế – Truyền thông Giáo dục sức khỏe và Tổ chức Traffic Quốc Tế với sự tham gia của các trường Học Viện Quân Y, Đại học Thành Tây, Học viện Y học Cổ truyền, Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh và đặc biệt là có sự tham gia của Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur là các cán bộ và sinh viên trẻ đầy năng động, sáng tạo đã tạo nên một không khí sôi nổi cho cuộc hội thảo.

tap-huan-bao-ve-dong-vat-quy-hiem

Sinh viên Y Khoa Pasteur chụp ảnh kỷ niệm Ban tổ chức Hội thảo lớp Tập huấn bảo vệ động vật quý hiếm

Cuộc Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, ban tổ chức đã Truyền thông được đến với giới sinh viên ngành Y Dược những thông tin quý giá về sự cần thiết của việc bảo vệ những loại động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Trong những đó Tê giác đang là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Mỗi chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay ngày hôm nay để cùng nhau bảo tồn loài động vật quý hiếm này. Hãy truyền thông nâng cao tác dụng thực sự của sừng Tê giác đến cộng đồng để sau này con cháu chúng ta còn được ngắm nhìn Tê giác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat