Một Điều dưỡng viên chuyên nghiệp cần hội tụ trong mình rất nhiều yếu tố, yêu nghề, tâm huyết với nghề, bình tĩnh trước mọi tình huống, cẩn thận, chính xác…
- Xét tuyển văn bằng 2 cao đẳng Điều Dưỡng cơ hội dành cho nhiều thí sinh
- Cơ hội việc làm rộng mở khi học Văn bằng 2 Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
- Sinh viên năm cuối Cao đẳng Dược và những nỗi lo muôn thuở
Những yếu tố cần có ở một người Điều dưỡng viên
Có rất nhiều bạn sinh viên hiện nay chọn ngành Điều dưỡng, tuy nhiên để có thể hiểu được tính chất công việc, thì không phải bạn nào cũng nắm rõ. Hàng ngày thực hiện theo những y lệnh của Bác sĩ thì Điều dưỡng còn phải chăm sóc các bệnh nhân, cấp phát thuốc, bảo quản dụng cụ y tế, bảo quản thuốc, giữ gìn khu vực được phân công, đảm bảo trình độ chuyên môn. Điều dưỡng cần phải thấu hiểu ổn định tâm lý để mang lại hiệu quả điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Điều dưỡng viên giỏi phải qua quá trình rèn luyện
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng tại Đại học, Cao đẳng Y Dược, bạn chưa trở thành điều dưỡng viên ngay lập tức, mà phải qua quá trình rèn luyện, thực tập, bổ sung kiến thức để phục vụ công việc tại đơn vị mình.
Sau khi được đào tạo thêm kiến thức, Điều dưỡng viên sẽ được giao nhiệm vụ tại một khoa riêng biệt, chịu sự quản lý của trưởng khoa, thực hiện các Y lệnh từ bác sĩ điều trị. Sau thời gian rèn luyện, thực hành Điều dưỡng viên mới được phân công chịu trách nhiệm và thực hiện đối với những công việc liên quan đến ngành Điều dưỡng của mình.
Điều dưỡng viên giỏi phải qua quá trình rèn luyện
Những tố chất cần có của điều dưỡng viên
Thứ nhất: Bình tĩnh
Điều dưỡng viên nhiều kinh nghiệm cũng khó có thể chịu đựng với những trường hợp như bệnh nhân qua đời trước mắt mình hay tình trạng biểu hiện của những bệnh nhân nặng. Điều dưỡng viên phải có trách nhiệm giữ tình trạng bản thân cân bằng và không được rơi vào tình trạng căng thẳng. Chính sự bình tĩnh của điều dưỡng viên trong các tình huống nghiêm trọng này sẽ tạo ra một môi trường ổn định cho bệnh nhân và bình ổn tâm lý bệnh nhân tốt nhất.
Thứ 2: Linh hoạt
Điều dưỡng viên phải linh hoạt vì thường xuyên phải làm việc liên tục trong nhiều giờ cũng như những ngày cuối tuần và ngày lễ, Tết. Nhiều bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe yêu cầu điều dưỡng viên phải luôn trong tình trạng sẵn sàng khi có cuộc gọi khẩn cấp
Thứ 3: Tinh thần làm việc cẩn trọng, chăm chỉ.
Do tính chất công việc, điều dưỡng viên luôn phải thường xuyên cảnh giác trong mọi thời điểm vì tình trạng cũng như diễn tiến của người bệnh. Sự chu đáo cộng với tinh thần làm việc chăm chỉ, cẩn trọng là một trong những tố chất rất quan trọng của một điều dưỡng viên. Vì có như vậy mới có thể đối phó được với những diễn biến xấu bên cạnh từng thay đổi nhỏ trong tình trạng, diễn biến của bệnh nhân.
Thứ 4: Linh hoạt trong giờ giấc làm việc
Do tính chất công việc và thời gian không cố định đòi hỏi điều dưỡng đa khoa cần có một tinh thần làm việc tập trung cao độ và lúc nào cũng trong trạng thái sẵn sàng. Nên có kế hoạch để quản lí thời gian hợp lí, tránh để thời gian riêng tư, cá nhân ảnh hưởng đến khoảng thời gian dành cho công việc.
Điều dưỡng viên phải có kỹ năng đánh giá chuẩn xác
Thứ 5: Biết điều tiết cảm xúc cá nhân
Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, điều dưỡng viên còn là người truyền cho người bệnh tinh thần lạc quan, cảm hứng sống và thái độ tích cực để chiến đấu với bệnh tật. Vì thế, một điều dưỡng viên giỏi là:
- Là người luôn biết yêu thương, yêu thương bệnh nhân như chính gia đình mình để có thể chăm sóc người bệnh một cách chu đáo nhất;
- Là người biết thấu hiểu, thấu hiểu nỗi đau và những mong muốn của bệnh nhân như của chính mình để từ đó mới có thể cảm thông, chia sẻ và xoa dịu nỗi đau bệnh tật.
- Biết điều tiết, kiềm chế cảm xúc của bản thân. Tính chất công việc và môi trường làm việc không thể tránh khỏi việc chứng kiến những tổn thương, mất mát. Do đó, người điều dưỡng phải có khả năng chịu đựng tốt áp lực công việc. Người điều dưỡng phải tự rèn luyện cho mình một tinh thần mạnh mẽ và không dễ bị tác động bởi các hoàn cảnh khẩn cấp. Họ phải có kỹ năng giao tiếp tốt trong các điều kiện và tình hình căng thẳng, có sức chịu đựng và khả năng đối phó tốt với stress.
Thứ 6: Điều dưỡng viên phải am hiểu về thuốc.
Điều dưỡng viên phải có sự hiểu biết và quản lý các loại thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ cho toa thuốc trừ khi điều dưỡng viên là người làm việc lâu năm có nhiều kinh nghiệm chuyên môn chẳng hạn như điều dưỡng chuyên về lĩnh vực lâm sàng. Điều dưỡng viên có thể sử dụng kỹ năng đánh giá của họ để xác định thuốc mà một bệnh nhân cần và sau đó viết toa thuốc. Bên cạnh đó họ phải cung cấp những đánh giá về tình trạng bệnh nhân tại thời điểm đó để bác sĩ kê toa thuốc. Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân không ổn định và việc sử dụng một loại thuốc nào đó không khiến bệnh nhân khá hơn thì điều dưỡng viên phải thông báo ngay để bác sĩ điều chỉnh toa thuốc hoặc ngừng sử dụng đến khi nào tình trạng của bệnh nhân được cải thiện.
Thứ 7: Điều dưỡng viên phải có kỹ năng đánh giá chuẩn xác.
Khả năng để làm một đánh giá toàn diện về mặt thể chất của bệnh nhân là một kỹ năng rất quan trọng đối với điều dưỡng viên. Một đánh giá thường được tập hợp dữ liệu về các điều kiện trong bệnh lý. Một phần của đánh giá là nghe tim phổi và mạch đập nhưng một đánh giá toàn diện bao gồm nhiều chi tiết hơn. Những đánh giá làm hằng ngày trong mỗi ca, có thể là nhiều hay ít tùy thuộc vào các điều kiện ở một thời điểm thích hợp. Mục đích của việc đánh giá bệnh nhân là ghi nhận lại tiến độ và nhận ra càng sớm càng tốt bất kỳ thay đổi nào trong điều kiện đó.
Thứ 8: Điều dưỡng viên luôn lắng nghe.
Đó là điều quan trọng để các điều dưỡng viên nhớ rằng chăm sóc bệnh nhân là điều dưỡng và họ không phải là máy móc. Máy móc có thể sai sót và thường chỉ đưa ra một hình ảnh về bệnh nhân trong khi thực tế bệnh nhân có muôn vẻ. Vì vậy, Điều dưỡng viên cần lắng nghe những gì bệnh nhân nói, cả bằng lời hoặc không lời, đó là công cụ quan sát.
Thực hiện những phẩm chất đạo đức y học là nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng. Một khi chúng ta chấp nhận vai trò của người điều dưỡng thì đồng thời phải có bổn phận chấp hành và thực hiện các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức của nghề nghiệp.
Nguồn: giaoductuyensinh.com