Nhận biết và tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.

Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là gì?

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, đau mắt đỏ là cách gọi thông thường của chứng viêm kết mạc, hay xuất hiện vào khoảng tháng 6 – 7 hàng năm, vào thời điểm chuyển mùa. Nguyên nhân của chứng bệnh này chủ yếu là do các loại virus gây ra như Adenovirus, Enterovirus, vi khuẩn và nhiễm trùng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do virus gây ra.

Bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh. Dù hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi sau 1–2 tuần, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, đúng chỉ định, đau mắt đỏ vẫn gây ra nhiều biến chứng suy giảm thị lực.

Triệu chứng đau mắt đỏ như thế nào?

Đúng như tên gọi, triệu chứng đau mắt đỏ biểu hiện qua những dấu hiệu đầu tiên là mắt có cảm giác nóng, rát, thị lực bị ảnh hưởng và rõ ràng nhất là khi 1 hoặc 2 mắt bị đỏ, ngứa ngáy, cảm giác như có dị vật trong mắt.

Mắt bị bệnh có biểu hiện bị rỉ dịch, chảy nước mắt. Sau khi ngủ dậy, mắt bị dính lại bởi các dịch tiết bám chặt vào lông mi.

Khi mắc bệnh, thường sẽ có một trong hai mắt có biểu hiện bệnh trước. Sau 1–2 ngày, hai mắt sẽ cùng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, thông thường tình trạng của hai mắt không đồng đều, có một bên mắt nặng hơn mắt còn lại.

Bác sĩ của trang tin tức y tế Giáo dục tuyển sinh cho biết, trong một số trường hợp, người bệnh đau mắt đỏ còn có thêm triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, nổi hạch tai…

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Làm sao phòng ngừa bệnh?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM chia sẻ, không chờ đến khi xuất hiện triệu chứng đau mắt đỏ mới chữa trị, mọi người hoàn toàn có thể ngăn ngừa chứng bệnh này bằng cách sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
  • Giặt giũ khăn sau khoảng 3 lần sử dụng.
  • Thay vỏ bọc gối thường xuyên (1 tuần/lần).
  • Tuyệt đối không dùng tay dụi mắt, đặc biệt là khi tay đang bẩn hoặc khi vừa tiếp xúc với vật dùng chung với nhiều người như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…
  • Không dùng chung dụng cụ cá nhân như khăn mặt, gối nằm, chậu rửa, điện thoại, thuốc nhỏ mắt với người khác.
  • Hạn chế đến nơi đông người vào mùa dịch (vào tháng 6–7 hàng năm) để tránh bị lây nhiễm.
  • Khi đi bơi nên mang kính bơi, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý ngay khi ra khỏi hồ và hạn chế đi bơi trong mùa dịch.

Các chuyên gia cho rằng, mầm bệnh đau mắt đỏ có thể tồn tại trong môi trường một vài ngày. Vì lẽ đó, ngay khi người thân, bạn bè của bạn đã điều trị dứt triệu chứng đau mắt đỏ, bạn vẫn nên cẩn thận tránh tiếp xúc để bị nhiễm bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat