Nguy hiểm Dược sĩ dùng thuốc sai cách?

Thuốc dùng để chữa bệnh cứu người, và nếu Dược sĩ không sử dụng thuốc đúng cách sẽ gây hậu qủa khôn lường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

su0dung-thuoc-khang-sinh-lieu-cao-co-kha-nang-gay-suy-tuy

Dùng liều cao cho nhanh khỏi

Nhiều người muốn dứt bệnh nhanh nên cố dùng liều cao. Khi dùng thuốc quá liều, nhất là thuốc kháng sinh có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới việc chẩn đoán, điều trị. Chẳng hạn, bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán. Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Tình trạng lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế.

Uống nhầm liều lượng

Thuốc được kê bằng nhiều đơn vị đo lường khác nhau, các đơn vị thường được viết tắt và chỉ cần nhầm lẫn một dấu chấm thôi thì cũng đủ gây họa, chẳng hạn 1.0 mg và 10 mg. Sự nhầm lẫn thường xảy ra nhất ở đơn vị microgram (mcg) và milligram (mg, 1 mg = 1.000 mcg).

Điều này thường xảy ra ở bệnh viện khi bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch và cũng thường gặp ở bệnh nhân ngoại trú. Vì vậy, bác sĩ cần viết chữ rõ ràng trên toa thuốc.

uong-nham-lieu-luong-thuoc-la-dieu-kho-tranh-tai-cac-benh-vien

Uống thuốc không dùng nước

Một số người có thói quen cho viên thuốc vào cổ họng rồi nuốt chửng. Các nhà khoa học trên trang The Health khuyến cáo, cách uống này thiếu khoa học, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các bệnh khác.

Cụ thể khi nuốt thuốc không dùng nước, một số loại thuốc có bao nang với độ bám dính cao sẽ nằm lại trên thành thực quản. Khoảng thời gian lưu lại ở đây càng lâu thì nguy cơ thuốc có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản càng cao, gây bệnh, trong một số trường hợp thuốc có dược tính cao có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Mặt khác, một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy việc uống thuốc không dùng nước có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Bởi về cơ chế, thuốc cần được nghiền nát trong dạ dày rồi mới theo máu hấp thụ vào cơ thể. Do đó khi uống với nước sẽ giúp đẩy thuốc đi qua cổ họng và thực quản, đến dạ dày nhanh hơn, từ đó thúc đẩy quá trình hấp thụ vào cơ thể, nâng cao hiệu quả của thuốc.

Qua những phân tích trên, các nhà khoa học khuyên mọi người nên dùng nước để uống thuốc và phải uống cho đủ nước. Tốt nhất hãy dùng nước lọc, hạn chế dùng nước ngọt có gas hoặc các loại nước trái cây khi uống thuốc.

nguoi-co-tuoi-khong-nen-lam-dung-thuoc

Dùng thuốc không an toàn so với độ tuổi

Khi lớn tuổi, cơ thể chúng ta xử lý thuốc hoàn toàn khác với khi chúng ta còn trẻ. Người cao tuổi còn bị “dính” thêm nhiều vấn nạn khác như mất trí, xây xẩm, dễ té ngã, huyết áp cao…

Vì vậy, những loại thuốc gây ra tác dụng phụ như trên càng làm tần suất rủi ro tăng cao, nhất là những người bước qua tuổi 65. Nhà thuốc nên giúp bệnh nhân uống thuốc thuận lợi bằng cách chia liều thuốc sẵn trong một dụng cụ để uống trong tuần.

dao-tao-trung-cap-duoc-si

Địa chỉ đào tạo Trung cấp Dược trong và ngoài giờ hành chính:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên: Điện thoại: 0208.6556333

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở.
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Nhà trường khai giảng liên tục các lớp trong và ngoài giờ hành chính,lớp học buổi tối, lớp học cả ngày thứ 7 chủ nhật, thời gian học linh hoạt để học viên lựa chọn cho phù hợp với quỹ thời gian của bản thân.

Theo: giadinhvietnam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat