Liên kết Bệnh viện công – tư như thế nào để hiệu quả?

Chính phủ thực hiện chủ trương xã hội hóa Y tế nhằm giảm tải sự quá tải trong các bệnh hiện nay. Việc liên kết Bệnh viện công – tư sẽ có sự bù đắp cho nhau, cần sử dụng vốn và quản lý tốt để mang lại hiệu quả thiết thực?

Tư nhân sẵn sàng nhảy vào ôm Bệnh viện công “cổ phần hoá”

Bệnh viện công tư cạnh tranh sòng phẳng khi Bộ Y tế tăng viện phí?

benh-vien-qua-tai-lien-ket-cong-tu

Bệnh viện công, cơ bản được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc nhưng không phải Bệnh viện công nào cũng được sở hữu cơ sở khang trang, máy móc hiện đại, vì vậy Bệnh viện công vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu khám chữa bệnh lớn như hiện nay. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, tỷ lệ Bệnh viện tư rất ít so với Bệnh viện công (170/1.063) nhưng các Bệnh viện tư đã có những đóng góp nhất định trong việc giảm áp lực thiếu nơi chữa bệnh. Chủ trương kết hợp Bệnh viện công – tư sẽ hỗ trợ rất nhiều cho Bệnh viện công hiện nay đang trong tình trạng quá tải. Khi đến với Bệnh viện tư, người dân ban đầu có thể e ngại, nhưng chỉ cần nghe nói có bác sĩ giỏi từ Bệnh viện công về thì sẽ yên tâm và tin tưởng hơn.

Tại Hà Nội, hiện nay đã có 8 dự án đầu tư Bệnh viện công – tư trong lĩnh vực ngành Y tế

Trong đó có dự án của trường Đại học Y Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng cơ sở Đại học Y tế công cộng, dự án xây dựng cơ sở II Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, dự án xây dựng cơ sở II Bệnh viện Mắt TW, dự án do Tập đoàn Hellman – CHLB Đức đầu tư cung ứng dịch vụ hậu cần tại các Bệnh viện. Mới đây, Bệnh viện Tim Hà Nội cũng có đề xuất dự án đầu tư công – tư. PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho rằng, Bệnh viện nhà nước cần phối hợp với các Bệnh viện tư nhân sử dụng, khai thác thiết bị kỹ thuật cao; công nhận kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng; hợp tác nâng cao năng lực chuyên môn cho Bệnh viện tư; xem xét phối hợp chuyển bệnh nhân đến điều trị tại các Bệnh viện tư nhân có đủ điều kiện chuyên môn và cơ sở vật chất để phục vụ người bệnh tốt hơn.

Thấy được lợi ích thiết thực từ việc kết hợp Bệnh viện công – tư, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, Hồ Đức Hải chia sẻ, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ đã hợp tác, huy động nguồn vốn đầu tư bên ngoài để cải thiện nâng cấp cơ sở điều trị, trang thiết bị, trình độ y bác sĩ, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Nếu trước kia doanh thu mỗi ngày của Bệnh viện chỉ 100-200 triệu đồng thì hiện nay mỗi ngày Bệnh viện thu gần chục tỷ đồng. Trước kia Bệnh viện phải chuyển lên tuyến trung ương 60-70% ca bệnh khó thì nay chỉ còn 10%. Người dân không chỉ của tỉnh Phú Thọ mà các tỉnh lân cận đã được thụ hưởng những dịch vụ y tế chất lượng cao, nhất là số người bệnh ung bướu, tim mạch chuyển lên tuyến trên giảm đáng kể.Quản lý nguồn vốn và nhân lực

Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã ký kết thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật giai đoạn 2015-2020 với Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec. Với thỏa thuận này, Vinmec trở thành Bệnh viện vệ tinh đầu tiên của Bệnh viện Bạch Mai thuộc khối ngoài công lập. Nhiều ý kiến cho rằng, việc kết hợp Bệnh viện công – tư như trường hợp Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Vinmec dễ này sinh ra vấn đề “ưu đãi vốn nhưng lại biếu không y hiệu”, nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng, sự kết hợp này sẽ mang lại hiệu quả dài lâu cho cả nhà nước và tư nhân vì nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, tư nhân sẽ đầu tư về máy móc. Điều quan trọng, cần cởi mở và trung thực trong việc quản lý nguồn vốn và đầu tư nhân lực hợp lý để đem lại hiệu quả tốt nhất, đi đúng với định hướng đề ra.

lien-ket-benh-vien-cong-tu-giam-qua-tai

Cần có sự liên kết giữa Bệnh viện công và Bệnh viện tư?

Theo ThS.BSCKII, Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thiên Đức, những năm qua y tế tư nhân đã tham gia nhiều lĩnh vực y tế từ Bệnh viện, phòng khám… nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế quá tải bệnh nhân ở các Bệnh viện công. Nhưng để hợp tác giữa Bệnh viện công – tư thì không phải Bệnh viện công nào cũng cởi mở. Điều này dễ thông cảm, bởi thương hiệu của Bệnh viện công được xây dựng từ nhiều năm nên việc dè dặt là dễ hiểu. Trước kia, nhà nước cũng có chủ trương cho bác sĩ Bệnh viện công phối hợp trong việc khám, chữa bệnh với Bệnh viện tư nhưng một số giám đốc Bệnh viện chưa thực sự tạo điều kiện nên các bác sĩ cũng khó kết hợp. Do đó, cần nhìn nhận ở góc độ vì người bệnh thì sẽ thấy việc kết hợp này đã, đang và sẽ phát huy rất hiệu quả. Vì người bệnh sẽ được khám, chữa bệnh ở nơi có điều kiện máy móc, trang thiết bị tốt cộng thêm có các bác sĩ giỏi sẽ yên tâm hơn, đồng thời chất lượng cuộc sống cũng sẽ tốt hơn. Nhưng bên cạnh đó, Bệnh viện tư cũng cần có cơ chế, chính sách đồng bộ từ đất đai, vốn đến nguồn nhân lực vào các dự án y tế theo hình thức hợp tác công – tư, để Bệnh viện tư có cơ hội phát huy được hết công suất phục vụ người bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, nhà nước cần có một chính sách toàn diện từ pháp luật hóa quan hệ đối tác công – tư, giải quyết các bất cập về chính sách, quy trình thủ tục, phân chia rủi ro, quản lý và sử dụng phần tham gia của nhà nước, chuẩn bị các điều kiện về nguồn vốn, nhân lực. Bộ Y tế cần chỉ định một tổ chức, đơn vị làm đầu mối về quan hệ đối tác công – tư.

Từ chủ trương đi đến thực tiễn còn rất nhiều vấn đề cần bàn, nhưng tựu chung lại có thể thấy được việc liên kết Bệnh viện công – tư là một bài toán hay cho giảm tải và quan trọng hơn cả là chủ trương này đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Trích nguồn : Báo Lao Động Thủ Đô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat