Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, Bộ GD&ĐT trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 rút ngắn thời gian thi của thí sinh.
- Ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 thế nào để hiệu quả?
- Nguyên Phó Thủ tướng yêu cầu bỏ điểm sàn tuyển sinh năm 2016
- Điều chỉnh Môn Văn và Sử đề thi THPT Quốc gia 2016
Bộ GD&ĐT cân nhắc chuyển từ 4 ngày thi xuống còn 3 ngày thi
Ngày 13-11, hội nghị về kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM) do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga và Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chủ trì.
Liên quan đến lịch thi, Bộ GD-ĐT cân nhắc rút ngắn số ngày thi từ 4 (năm 2015) xuống còn 3.Trong đó, 2 ngày đầu thi 4 môn, ngày cuối thi 4 môn, buổi sáng thi 2 môn, chiều 2 môn (2 môn thi trùng giờ).
Theo lịch thi trên, ngày thi thứ 3 tổ chức thi cặp môn cùng giờ nên sẽ ảnh hưởng đến một số thí sinh có nguyện vọng chọn thi cả 2 môn trong các cặp môn này. Cụ thể như sau:
|
Ngày 1 | Ngày 2 | Ngày 3 |
Sáng | Toán | Ngữ Văn | Lịch sử/ Sinh học (thi cùng giờ) |
Chiều | Ngoại Ngữ | Vật Lý | Địa lý/ Hóa học (thi cùng giờ) |
Các trường nên tự chủ tại các kỳ thi THPT Quốc gia
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng thảo luận các vấn đề: tổ chức cụm thi liên tỉnh hay mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 1 cụm thi, có nên duy trì điểm thi ở huyện cho những thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT; nếu cần thì duy trì ở những địa phương nào…
Bộ cũng bàn về vấn đề tổ chức thi các môn ngoại ngữ có rất ít thí sinh đăng ký như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nhật hay coi như đó là môn năng khiếu và để các trường ĐH, CĐ tự tổ chức thi. Ngoài ra, chế độ ưu tiên cũng được đưa ra trong hội thảo, với mức điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng cần giữ ổn định như năm 2015 hay giảm xuống còn 1/2 so với mức điểm năm 2015.
Nguồn: nld.com.vn