Khung chương trình đào tạo học ngành trung cấp y sĩ đa khoa

Chương trình đào tạo trung cấp ngành y sĩ đa khoa dùng chung cho các các cơ sở đào tạo ngành Y sỹ, cho các trường học. Học xong, người học có đủ kiến thức và kỹ năng quản lý có thể trở thành người cán bộ y tế, , khám và điều trị một số bệnh thông thường theo quy định, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Người Y sỹ có thể học liên thông lên trình độ đại học  theo quy định của Bộ Y Tế và Bộ GD-ĐT.

khung-chuong-trinh-dao-tao-y-si-da-khoa

Sinh viên Y sĩ đa khoa thực hành Y lâm sàng

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y KHOA PASTEUR

Trình độ đào tạo: Trung cấp chính quy

Ngành đào tạo: y sĩ đa khoa

Địa điểm học tại 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội.

Liên hệ : 04.6296.6296 – 09.8259.8259

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Về kiến thức

– Những kiến thức cơ bản cần học về:

+  Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người.

+ Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

– Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về điều trị, chẩn đoán và phòng một số bệnh thông thường.

– Trình bày được Luật pháp, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc.

Về kỹ năng

– Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.

– Thực hiện được việc thăm, khám và chữa được một số bệnh thông thường.

– Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

– Làm được một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

– Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phát hiện dịch bệnh sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch.

– Truyền thông giáo dục sức khoẻ; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở.

– Quản lý trạm y tế xã.

Về thái độ

– Thực hành nghề nghiệp theo luật pháp, tận tụy với cuộc cuộc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

– Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

Xem thêm:

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ICác học phần chung
1Chính trị
2Ngoại Ngữ
3Tin học
4Giáo dục thể chất
5Giáo dục quốc phòng - An ninh
6Pháp luật
7Khởi tạo doanh nghiệp
IICác học phần cơ sở
1Giải phẫu sinh lý
2Vi sinh - Ký sinh trùng
3 Dược lý
4Dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm
5Vệ sinh phòng bệnh
6Kỹ năng giao tiếp - Giáo dục sức khỏe
7Quản lý và tổ chức y tế
8Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng
IIICác học phần chuyên môn
1Bệnh nội khoa
2bệnh ngoại khoa
3Sức khỏe trẻ em
4Sức khỏe sinh sản
5Bệnh truyền nhiễm, xã hội
6Bệnh chuyên khoa
7Y tế cộng đồng
8Y học cổ truyền
9Phục hồi chức năng
IVThực tập cơ bản(thực tập lâm sàng và cộng đồng)
1Thực tập lâm sàng Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng
2Thực tập lâm sàng Nội khoa
3Thực tập lâm sàng Ngoại khoa
4Thực tập lâm sàng Sản phụ khoa
5Thực tập lâm sàng Nhi khoa
6Thực tập lâm sàng Truyền Nhiễm
7Thực tập lâm sàng Y học cổ truyền
8Thực tập cộng đồng

Nội dung các học phần cơ sở và chuyên môn

Giải phẫu sinh lý

Học phần này giới thiệu những kiến thức về giải phẫu và chức năng sinh lý bình thường của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về hình thể, vị trí cấu trúc và chức năng sinh lý bình thường của cơ, khớp, xương, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, trong cơ thể người.

Hoàn thiện khóa học, người học có thể mô tả được vị trí, chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, từ đó vận dụng vào các môn học khác và ứng dụng chẩn đoán, xử trí các trường hợp bệnh lý thông thường.

Vi sinh – Ký sinh trùng

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về vi sinh, ký sinh trùng, mối liên quan giữa vi sinh – ký sinh trùng với sức khoẻ và bệnh tật.

Chương trình bao gồm các khái niệm về vi sinh, ký sinh trùng, mối liên quan giữa vi sinh – ký sinh trùng với sức khoẻ và bệnh tật, các khái niệm về kháng nguyên, kháng thể, quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể và các loại miễn dịch. Các đặc điểm cấu trúc, sinh lý, sinh thái, chu kỳ phát triển của 1 số vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh thường gặp.

Sau khi hoàn thiện học phần này, người học có thể nhận biết được hình thể, cấu trúc và khả năng gây bệnh của một số vi sinh vật và ký sinh trùng thường gặp; có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế khám, chữa bệnh, phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ.

Dược lý

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về thuốc và cách sử dụng thuốc.

Chương trình bao gồm những kiến thức cơ bản về thuốc, sự hấp thu, chuyển hoá, thải trừ thuốc trong cơ thể, cách dùng cũng như tác dụng, liều lượng, chỉ định, chống chỉ định và tác dụng không mong muốn của một số thuốc thiết yếu; kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể nhận biết được các thuốc thiết yếu; ứng dụng được vào thực tiễn khám, chữa một số bệnh thông thường và hướng dẫn cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Dinh dưỡng – Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Học phần này giới thiệu các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nội dung học phần gồm những kiến thức về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm; năng lượng và khẩu phần ăn hợp lý; chế độ dinh dưỡng của một số bệnh thường gặp; nguyên nhân các bệnh thiếu dinh dưỡng và biện pháp phòng chống; các biện pháp đề phòng ngộ độc thức ăn và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng.

Sau khi hoàn thiện học phần này, người học có thể hướng dẫn cộng đồng cách lựa chọn thực phẩm, cách chế biến một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và hiệu quả, tiết chế một số chế độ ăn bệnh lý thường gặp và ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống một số bệnh dinh dưỡng.

Vệ sinh phòng bệnh.

Học phần này giới thiệu những kiến thức về vệ sinh và mối liên quan giữa môi trường với sức khoẻ con người.

Nội dung học phần gồm một số kiến thức cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, mối liên quan giữa môi trường – sức khoẻ và biện pháp nâng cao sức khoẻ, dự phòng bệnh tật; các yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp có liên quan đến sức khoẻ cá nhân và cộng đồng, đề xuất các biện pháp giải quyết; các biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường sống, đề phòng tai nạn và phòng bệnh, xử lý ổ dịch.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc bảo vệ, cải tạo môi trường sống; góp phần đề phòng tai nạn, phòng chống dịch, tuyên truyền giáo dục cộng đồng thay đổi hành vi có lợi cho con người.

Kỹ năng giao tiếp – Giáo dục sức khỏe.

Học phần này giới thiệu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về giao tiếp, giáo dục sức khoẻ và vai trò của giao tiếp, giáo dục sức khoẻ trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ con người.

Nội dung chương trình gồm các kiến thức về đặc điểm tâm lý cá nhân, sự biến đổi tâm lý người bệnh do bệnh tật gây nên; cẫn có những kỹ năng trong việc chăm sóc sức khỏe cơ bản; các biện pháp giao tiếp có hiệu quả đối với người bệnh và trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ.

Sau khi hoàn thiện học phần này, người học có khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học để lập kế hoạch và thực hiện việc truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, gia đình và cộng đồng.

Quản lý và tổ chức y tế

Học phần này giới thiệu hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ ngành y tế Việt Nam và đạo đức y học.

Nội dung học phần này gồm những kiến thức về hệ thống tổ chức y tế Việt Nam; các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác tổ chức; nhiệm vụ của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay; chức trách, chế độ của người cán bộ y tế; khái niệm đạo đức y đức; những nguyên tắc cơ bản và những đặc trưng về phẩm chất đạo đức của người làm công tác y tế.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào công tác chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và quản lý sức khoẻ tại cộng đồng.

Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng

Học phần này giới thiệu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về điều dưỡng và quy trình điều dưỡng.

Nội dung học phần này gồm những nguyên tắc cơ bản và các quy trình kỹ thuật cơ bản chăm sóc người bệnh; nội dung chế độ vô khuẩn, các thao tác khi chăm sóc người bệnh, các nội dung hướng dẫn người bệnh và cộng đồng tự chăm sóc sức khỏe.

Sau khi học xong học phần này, học viên cso thể tự lập ra kế hoạch tự chăm sóc bản thân cũng như những người xung quanh một cách hiệu quả nhất.

Bệnh nội khoa

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về một số bệnh nội khoa thông thường.

Học phần này cho biết các nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng ban đầu về các bệnh nội khoa thường gặp, phát hiện kịp thời và chuyển lên tuyến trên nếu vượt quá khả năng. Giúp người bệnh tự phục hồi chức năng và vận động,lao động sau khi mắc bệnh nội khoa có di chứng ở mức độ nhẹ.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng khám, chẩn đoán, xử trí ban đầu và hướng dẫn chăm sóc, phòng một số bệnh nội khoa thông thường.

Bệnh ngoại khoa

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về một số bệnh ngoại khoa thông thường.

Nội dung học phần này gồm các kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và những nguyên tắc xử trí ban đầu cơ bản của các bệnh ngoại khoa thường gặp. Các dấu hiệu phát hiện bệnh sớm, gửi lên tuyến trên những trường hợp vượt quá khả năng. Các biện pháp hướng dẫn người bệnh tự tập luyện phục hồi chức năng vận động và lao động sau khi mắc bệnh ngoại khoa có di chứng ở mức độ nhẹ.

Hoàn thiện chương trình người học cả khả năng, chuẩn đoán, chữa và khám một số bệnh ngoại khoa thông thường hay gặp.

Sức khoẻ trẻ em

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về sự phát triển, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em và một số bệnh thường gặp ở trẻ em.

Nội dung học phần này gồm những kiến thức về sự phát triển thể chất, tinh thần, chế độ dinh dưỡng trẻ em; các triệu chứng và hội chứng chính để phát hiện sớm và xử trí một số bệnh nhi khoa thông thường ở tuyến cơ sở cũng như chuyển kịp thời những trường hợp vượt quá khả năng lên tuyến trên; các nội dung chương trình chăm sóc sức khoẻ, quản lý sức khoẻ trẻ em tại cộng đồng.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả phân biệt trẻ phát triển bình thường và bất thường; khám, chẩn đoán, xử trí ban đầu và hướng dẫn chăm sóc, phòng một số bệnh thường gặp ở trẻ em.

Sức khoẻ sinh sản

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về sức khoẻ của người phụ nữ; bà mẹ trước, trong và sau đẻ; trẻ sơ sinh và sinh đẻ kế hoạch.

Nội dung học phần này gồm các kiến thức về khám và chẩn đoán xác định có thai, quản lý thai nghén và phá thai có nguy cơ; đánh giá và tiên lượng được một ca đẻ bình thường, chọn nơi đẻ an toàn cho mẹ và con; phát hiện các nguy cơ sản khoa có thể đến , học các quy trình kỹ thuật đỡ đẻ, cấp cứu ngạt sơ sinh, chăm sóc mẹ và con sau đẻ; khám phát hiện sớm các bệnh phụ khoa thường gặp, biện pháp xử trí bệnh phụ khoa thông thường tại cơ sở. Cơ sở khoa học của sinh đẻ kế hoạch; các bước lập kế hoạch thực hiện kế hoạch chỉ tiêu dân số, kế hoạch hoá gia đình tại địa phương; một số kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình: thử thai, đặt, tháo dụng cụ tránh thai, hút điều hoà kinh nguyệt.

Sau khi học xong học phần này, người học có thể vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn, cung cấp các dịch vụ về sức khoẻ sinh sản và dân số – kế hoạch hoá gia đình.

Bệnh truyền nhiễm, xã hội

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về bệnh truyền nhiễm và kiểm soát bệnh lây nhiễm.

Nội dung học phần này gồm những kiến thức cơ bản về quá trình: nhiễm khuẩn, dịch, miễn dịch; các biện pháp cách ly, điều trị bệnh truyền nhiễm tại nhà, tại cơ sở y tế và tại cộng đồng; nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, các biện pháp điều trị, cách ly một số bệnh truyền nhiễm và các bệnh xã hội thường gặp.

Sau khi hoàn thiện môn học này, người học có khả năng phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, gây dịch tại cộng đồng; đề xuất và tham gia các biện pháp giải quyết; báo cáo kịp thời khi có dịch; quản lý, theo dõi, chăm sóc những người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội tại cơ sở y tế, tại nhà.

Bệnh chuyên khoa

Học phần này giới thiệu một số kiến thức cơ bản về Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Thần kinh, Da liễu.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về giải phẫu – sinh lý của mắt, răng miệng, tai, mũi, họng và da; các triệu chứng chính, chẩn đoán, các phương pháp xử trí và điều trị các bệnh chuyên khoa thường gặp ở cơ sở; các biện pháp giáo dục sức khoẻ cho nhân dân tại cộng đồng về các bệnh chuyên khoa để họ biết cách phòng bệnh, tự phát hiện và đi điều trị.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng khám, chẩn đoán, xử trí và hướng dẫn chăm sóc, phòng một số bệnh chuyên khoa thường gặp.

Y tế cộng đồng

Học phần này giới thiệu một số kiến thức cơ bản về cộng đồng, sức khoẻ cộng đồng và các vấn đề y tế ở cộng đồng.

Nội dung học phần này gồm khái niệm về cộng đồng, định nghĩa sức khoẻ; xác định các vấn đề sức khoẻ cộng đồng; các bước thăm khám, chẩn đoán và lập kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại gia đình trong cộng đồng; cách thức ghi chép và quản lý hồ sơ sức khoẻ tại các trạm y tế.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng phát hiện các vấn đề sức khoẻ tại cộng đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, gia đình và cá nhân.

Y học cổ truyền

Học phần này giới thiệu một số kiến thức cơ bản về lý luận y học cổ truyền và một số phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền.

Nội dung học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản để chẩn đoán, điều trị các bệnh thường gặp theo y học cổ truyền, phương pháp điều trị những bệnh thông thường bằng y học cổ truyền tại tuyến cơ sở bằng thuốc nam, châm cứu, tập luyện dưỡng sinh và xoa bóp.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để chẩn đoán và điều trị một số bệnh, chứng thông thường bằng phương pháp Y học cổ truyền.

Phục hồi chức năng

Học phần này giới thiệu một số kiến thức cơ bản về phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.

Nội dung học phần này gồm các khái niệm cơ bản về quá trình tàn tật, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; đặc điểm người tàn tật thuộc bảy nhóm tàn tật ở tuyến xã và chỉ định phương pháp phục hồi chức năng; các biện pháp và nội dung chương trình phục hồi chức năng tại cơ quan làm việc cũng như địa phương sinh sống.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng thực hiện được một số kỹ thuật để phục hồi chức năng cho người bệnh, hướng dẫn người bệnh và người nhà của họ tự chăm sóc, luyện tập phục hồi chức năng tại bệnh viện và tại nhà.

thuc-hanh-y-ta-dieu-duong

Thực tập cơ bản (thực tập lâm sàng và cộng đồng)

Các học phần này giúp học sinh ứng dụng các kiến thức, kỹ năng của các học phần: Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng, bệnh học Nội – Ngoại – Sản – Nhi – Truyền nhiễm – Y học cổ truyền vào thực tế lâm sàng và chăm sóc người bệnh.

* Thực tập lâm sàng Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng

Thực hành các kỹ thuật chăm sóc người bệnh; giải thích, động viên người bệnh an tâm, hợp tác trong quá trình chăm sóc.

* Thực tập lâm sàng Nội khoa

Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại các khoa: Nội, tim mạch, hồi sức cấp cứu, lão khoa của các bệnh viện.

* Thực tập lâm sàng Ngoại khoa

Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại các khoa: Ngoại, chấn thương khoa của bệnh viện đa khoa và bệnh viện ngoại khoa.

* Thực tập lâm sàng Sản phụ khoa

Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại khoa sản của bệnh viện đa khoa và bệnh viện phụ sản.

*Thực tập lâm sàng Nhi khoa

Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại khoa nhi của bệnh viện đa khoa và bệnh viện nhi.

* Thực tập lâm sàng Truyền nhiễm

Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại khoa truyền nhiễm của bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm.

* Thực tập lâm sàng Y học cổ truyền

Thực tập lâm sàng Y học cổ truyền: Thực hành thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, làm bệnh án tại khoa Y học cổ truyền của bệnh viện đa khoa và bệnh viện Y học cổ truyền.

Sau khi học xong các học phần lâm sàng, người học có khả năng khám, chẩn đoán, điều trị, lập bệnh án, đồng thời thực hiện được các kỹ năng chăm sóc, theo dõi, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho từng bệnh nhân thực tế, cụ thể.

* Thực tập cộng đồng

Học phần này được thực hiện tại trạm y tế xã và cộng đồng dân cư để giúp học sinh thực hành các kỹ năng xác định vấn đề sức khoẻ, lập và thực hiện kế hoạch tuyên truyền giáo dục, chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.

Nội dung học phần này gồm: Làm quen về tổ chức và điều kiện sống của cộng đồng; tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng bằng cách thu thập thông tin qua phân tích, điều tra phỏng vấn, thăm hỏi, giải thích kết quả, tìm ra vấn đề sức khoẻ của cộng đồng; thực hành giáo dục sức khoẻ. Kết thúc đợt thực tập viết báo cáo kết quả thực tập tại cộng đồng.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng xác định vấn đề sức khoẻ, tư vấn giáo dục sức khoẻ, lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.

Thực tập tốt nghiệp

Học phần này được thực hiện vào cuối khoá học tại các khoa của bệnh viện (5 tuần) và các trạm y tế xã/ phường (5 tuần) để giúp các em hoàn thiện kiến thức, kỹ năng đã học trước khi tốt nghiệp.

Nội dung học phần này gồm: Đánh giá mô hình tổ chức công tác quản lý khoa phòng và bệnh viện; phân tích và mô tả chức năng vai trò của người y sỹ; thăm khám, chẩn đoán, điều trị/xử trí một số bệnh, cấp cứu thông thường; rèn luyện kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ.

Sau khi hoàn thiện, người học có thể độc lập và phối hợp thực hiện nhiệm vụ, chức năng của y sỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat