Dược sĩ viên sẽ hướng dẫn bạn sử dụng đúng cách việc chọn lựa sử dụng các loại thuốc sát trùng ngoài da cần thiết để giúp bạn đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và an toàn cho người dùng.
- Dược sĩ hướng dẫn mẹo sử dụng thuốc an toàn cho bé
- 5 Bí mật về phối hợp thuốc không kê đơn của Dược sĩ?
- Nghiêm cấm Dược sĩ kết hợp các loại thuốc sau
Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc sát trùng ngoài da đúng cách.
Thuốc sát trùng là thuốc gì?
– Thuốc sát trùng (antiseptics) là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ. Do đó chúng được sử dụng cho các mô bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn. Ranh giới giữa chất sát trùng và chất khử trùng cũng không rõ rệt, một hóa chất có thể là chất khử trùng hoặc sát trùng tùy theo nồng độ sử dụng và các điều kiện áp dụng.
Có một việc bạn cần hiểu rõ là thuốc sát trùng ngoài da chỉ sử dụng khi da bị tổn thương nhẹ (ví dụ té bị trầy xước), chứ không có tác dụng khi vết thương quá sâu (ví dụ bị vật nhọn đâm đang chảy máu), càng không được dùng thuốc sát trùng khi bị bỏng.
Một số chất sát trùng ngoài da.
1. Xà phòng (savon)
Thuộc nhóm chất hoạt diện (surfactants). Có tính lưỡng cực (RCOONa) một đầu ái nước, một đầu ái chất béo. Khi sử dụng savon trên một bề mặt có dầu (da) thì những phân tử này sẽ tự phân cực, một đầu trong nước và một đầu trong chất béo, ngăn cản sự kết dính giữa các hạt dầu, duy trì tính liên tục giữa dầu và nước. Bằng cách này, các phân tử savon dễ nhũ tương hóa chất beó trên da đồng thời làm cho các vi khuẩn bám dính ở đó bị “treo”, khi rửa sẽ bị trôi đi.
Có tác dụng trên vi khuẩn G+ và kháng acid nhưng không có tác dụng trên vi khuẩn GHoạt tính sẽ gia tăng khi có thêm potassium iodine (KI) và giảm đi khi có nhiều Ca2+ (nước cứng). Sử dụng: rửa tay, vùng phẫu thuật, dụng cụ
2. Cồn (alcohol)
Cồn làm biến tính protein và làm giảm sức căng bề mặt. Loại thường sử dụng nhất là ethanol 70% và isopropanol 50%. Thời gian áp dụng khoảng 3 phút 39. Có tác dụng trên các tế bào sinh dưỡng (kể cả BK- trực khuẩn lao, virus có vỏ, nấm) nhưng không có tác dụng trên bào tử. Tương kỵ với HNO3, KMnO4, Na2SO4, CuSO4 (muối gây kết tủa), máu mủ (albumin). Sử dụng: sát trùng tay, da.
3. Iod
Iod khuếch tán vào tế bào và can thiệp vào các phản ứng biến dưỡng của nguyên sinh chất. Iod ít gây độc, chỉ gây khô da và có thể hạn chế bằng cách bôi glycerin. Có tác dụng trên vi khuẩn, virus, nấm, trứng kí sinh trùng đặc biệt là cả vi khuẩn lao và các vi khuẩn có nha bào
Các chế phẩm:
* Dung dịch cồn iod 1%, khi hòa tan trong cồn, tác dụng kháng khuẩn của iod mạnh hơn.
* PVP iodine 10% (polyvinylpyrrolidone iodine- iod hữu dụng 1%) – Iodophore: gồm I2, chất tẩy, chất làm ướt, chất hòa tan, chất mang (phóng thích dần iod)
Sử dụng:sát trùng da nơi sắp phẫu thuật, nơi tiêm, thiến, rốn, nhúng vú viêm, rửa cơ quan sinh dục…
4. Thuốc đỏ (mercurochrome)
Chủ yếu có tác động tĩnh khuẩn, hoạt tính bị giảm mạnh khi tiếp xúc với các chất hữu cơ.
Dung dịch thường dùng là 2-5 %. Ngày nay, các chất hữu cơ có thủy ngân ít độc và ít kích ứng hơn đã dần dần thay thế (phenylmercuric nitrate). Tuy nhiên, do tác động ô nhiễm môi trường của các kim loại nặng, chúng cũng ít được dùng hơn những hóa chất khác. Dùng sát trùng cục bộ nơi vết thương, thiến, ápxe, thụt rửa tử cung
5. Nước oxy già (peroxid hydrogen H2O2)
Thuộc nhóm tác nhân oxyhóa vì phóng thích oxy đang sinh [O] khi tiếp xúc với màng nhày hay có catalase. Kết hợp nhanh chóng với chất hữu cơ. Các tác dụng sát trùng nhẹ trên các vi khuẩn hiếu khí G+, G- nhưng không diệt được bào tử. Công dụng chủ yếu là rưả vết thương và làm mất mùi hôi.
Dược sĩ viên tư vấn sử dụng thuốc sát trùng.
6. Thuốc tím (permanganate potassium KMnO4)
Phóng thích [O] khi tiếp xúc chất hữu cơ nhưng chỉ có tác dụng ở bên ngoài. Khi dung dịch chuyển sang màu nâu thì không còn hoạt tính. Có tác dụng sát trùng tay, vết thương, mụn loét (dung dịch 0,1%), rửa tử cung (dung dịch 0,3%). Giảm độc tính của các alkaloid (strychnin, morphin).
7. Xanh methylen (tetramethylthionin HCl)
Dung dịch 1% sát trùng bên ngoài: viêm miệng, mụn nước, viêm móng, rửa cơ quan sinh dục. Sát trùng bên trong: đường tiết niệu. Để sử dụng thuốc sát trùng an toàn…Nhớ rằng tuyệt đối không dùng thuốc sát trùng để rửa các vết thương ở vùng kín, vết thương trong lỗ tai, trong miệng… nếu không được bác sĩ hướng dẫn và chọn dung dịch phù hợp. Đã từng có những bệnh nhân viêm tai, tai có mủ, lại tự tiện lấy ôxy già lau vào, gây hoại tử da, chít hẹp ống tai.
Xem thêm :
- Mì chính ( Bột ngọt ) con dao âm thầm giết người.
- Mối tương quan giữa Thuốc và dị ứng Dược sĩ cần biết?
- 5 Bí mật về phối hợp thuốc không kê đơn của Dược sĩ?
Dược sĩ viên lưu ý các bạn khi mua thuốc sát trùng.
Khi mua các loại thuốc sát trùng, cần nói rõ với dược sĩ bạn dùng nó làm gì. Không tự tiện mua, vì ví dụ cùng là ôxy già, nhưng loại dùng cho vết thương trên da chỉ được phép là loại 3%, nếu bạn mua loại 5% có thể gây bỏng da khi tiếp xúc. Cũng cần biết rằng khi vết thương đã chuyển sang quá trình lành thì không nên tiếp tục sử dụng thuốc sát trùng nữa vì da lúc này còn rất non, có thể bị ảnh hưởng.
Tuyệt đối cẩn thận để các loại thuốc sát trùng trong tủ thuốc trên ngăn cao, có khóa tủ để tránh trẻ không biết uống nhầm. Uống nhầm thuốc sát trùng có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như hoại tử ruột, viêm trực tràng, vỡ đại tràng…
Nếu bạn có nhu cầu học Trung cấp Dược để trở thành Dược sĩ có thể mở Quầy thuốc kinh doanh, hãy liên hệ:
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.