Thời gian qua, những thông tin về an toàn của vắc xin và tiêm chủng gây xôn xao làm dư luận hoang mang. Dược sĩ cảnh báo tình trạng tự ý đưa con đi tiêm dịch vụ vắc xin tại nhà và dịch vụ đưa trẻ ra nước ngoài tiêm vắc-xin.
- “Sai một hại mười” khi Dược sĩ dùng thuốc cho trẻ?
- Dược sỹ lưu ý khi sử dụng nước oxy già chăm sóc sức khỏe
- Dược sĩ lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý
Cùng với đó, nhiều đối tượng xấu đã tung nhiều tin đồn thất thiệt, rồi lợi dụng sự lo lắng, hoang mang của các bà mẹ để quảng cáo về dịch vụ tiêm, uống các vắc xin dịch vụ tại nhà, dịch vụ đưa trẻ ra nước ngoài tiêm vắc xin. Các vắc xin được quảng cáo là vắc xin 6 trong 1, vắc xin phòng tiêu chảy do rota virus…
Nhiều phụ huynh vì lo lắng, hoặc vì lười nhác, ngại bồng con đến cơ sở Y tế, cho rằng ở cơ sở Y tế thì đông, ở nhà an toàn hơn, lại đỡ mất công đi lại… nên đã sử dụng các dịch vụ tiêm/uống tại nhà hoặc tự mua vắc xin về nhà để cho trẻ uống. Thậm chí, rất nhiều gia đình cho con ra nước ngoài để tiêm vắc xin. Vậy những việc làm này có gây nguy hiểm cho trẻ em hay không ? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi này.
Sự lựa chọn cho con ra nước ngoài của các gia đình có điều kiện
Rất nhiều phụ huynh truyền tai nhau đưa con sang các nước có dịch vụ Y tế tư nhân phát triển như singgapo,Đức …để tiêm vắc xin cho con. Sở dĩ họ có lựa chọn này một phần vì tâm lý sính ngoại, phần nữa là sự thiếu hiểu biết về vắc xin. Mặc dù Bộ Y tế, các y bác sĩ và những người có trách nhiệm trong cộng đồng đã giải thích nhiều thông qua truyền thông, facebook, và các diễn đàn… nhưng dường như không làm cộng đồng yên tâm. Nhiều bậc cha mẹ đưa con đi tiêm vắc-xin khác chỉ với lý do là vắc-xin đó do hãng “xịn” làm mà không có bằng chứng nào về độ an toàn hơn.
Một điều đáng lưu ý là trong hóa đơn nhiều người cho con đi chích ngừa ở Singapore, các bệnh viện thường tiêm cho trẻ thêm Paracetamol (Acetaminophen), với mục đích để ngừa sốt và phản ứng phụ. Có một số vấn đề với cách làm này: Paracetamol thay đổi cách cơ thể phản ứng với vắc-xin, có khả năng làm giảm sự sản xuất kháng thể, giảm tác dụng của vắc-xin. Chưa kể ai cũng biết là Paracetamol có khả năng gây ngộ độc gan, quá liều, và dị ứng.
Sự thật về vắc xin Quinvaxem?
Quinvaxem, theo các bằng chứng khoa học đã đăng, không nguy hiểm hơn các vắc-xin 6 trong 1 của nước ngoài (Pentaxim, Infanrix Hexa, hay Hexavac). Tỷ lệ gây tác dụng phụ như sốt, ói mửa, khóc, khó chịu cũng không đặc biệt cao hơn. Liệu pháp bác sĩ Singapore tiêm Paracetamol cùng lúc với vắc-xin là liệu pháp không được khuyến khích.
Có được phép tự tiêm hoặc uống vắc xin tại nhà?
Hành vi tiêm vắc xin hoặc cho trẻ uống vắc xin tại nhà là hành vi bị nghiêm cấm. Thông tư 12/2014 của Bộ Y tế đã quy định việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế chỉ được thực hiện tại những cơ sở được cấp phép đủ điều kiện tiêm chủng, thực hiện bởi những người đã được tập huấn và được cấp phép.
Vắc xin là một dạng “thuốc” đặc biệt, nó phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp mới đảm bảo hiệu lực, thông thường là từ 2 đến 8 độ C, nhiệt độ quá cao, quá thấp hay ánh sáng mặt trời đều có thể làm hỏng, mất hiệu lực của một số loại vắc xin. Vì vậy vắc xin phải được bảo quản, vận chuyển trong những dụng cụ chuyên dụng, vừa đảm bảo về nhiệt độ vừa đảm bảo vô khuẩn
Việc tự ý sử dụng các loại dụng cụ gia dụng để bảo quản và vận chuyển vắc xin có thể sẽ làm vắc xin mất hiệu lực hoặc bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài.
Các loại vắc xin đều có nguồn gốc từ vi khuẩn, virus nên khi sử dụng đều có thể xảy ra các phản ứng từ nhẹ đến nặng và các phản ứng thường xảy ra trong 30 phút đầu sau khi sử dụng. Vì vậy Bộ Y tế quy định trẻ sau khi tiêm chủng phải ở lại tại cơ sở y tế 30 phút để theo dõi và xử trí kịp thời nếu có phản ứng xảy ra.
Trường hợp sử dụng vắc xin ngay tại nhà, nếu có phản ứng xảy ra sau tiêm sẽ không được phát hiện và xử trí kịp thời, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy ngành Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên cho trẻ tiêm hoặc uống vắc xin ngay tại nhà. Hãy đưa trẻ đến cơ sở Y tế để tiêm chủng đủ liều và đúng cách đảm bảo an toàn cho trẻ.
Để trở thành Dược sĩ, bạn có thể đăng ký học Dược sĩ Trung cấp Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.
Địa chỉ Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.
Địa chỉ Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà trường liên tục Tuyển sinh Trung cấp Y Dược trong và ngoài giờ hành chính, lớp học cuối tuần Thứ 7 & CN.