Có nên cổ phần hoá ngành Y tế không?

Ngành Y tế là một điển hình, mà việc cổ phần hoá các bệnh viện công theo hình thức cổ phần hoá là việc nên làm để bớt đi gánh nặng quản lý.

benh-vien-tang-1800-gia-dich-vu-y-te

Cần phải cổ phần hóa ngành Y tế Việt Nam?

Sau 25 năm chủ trương này vẫn được áp dụng theo đường lối thử và sửa, đã đạt được những kết quả đáng mừng. Song song với đó, thực tế cho thấy việc cổ phần hoá các ngành là vấn đề đáng bàn trước khi thực hiện cổ phần hoá. Đặc biệt là ngành Y, một ngành nghề tác động trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của nhân dân.

Chưa có nhiều khác biệt trong việc cổ phần hóa ngành Y tế?

Nghị định 59/NĐ- CP năm 2011 của Chính phủ về chuyển Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần là một chủ trương đúng đắn, một kế hoạch dài hạn mang tính hợp lý xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.

Tuy vậy, cổ phần hoá cần áp dụng đúng, đủ bằng việc lựa chọn ngành nghề nào phù hợp với nhu cầu cần thiết của người dân. Ngành y tế là một điển hình, mà việc cổ phần hoá các bệnh viện công theo hình thức cổ phần hoá là việc nên làm để bớt đi gánh nặng quản lý.

Cổ phần hòa ngành Y tế mới giúp ngành Y tế phát triển?

Chủ trương cổ phần hoá là một biện pháp hữu hiệu được tiến hành phổ biến ở nhiều nền kinh tế trên thế giới với mục tiêu chủ động về hình thức hoạt động và lợi nhuận kinh doanh trên nền móng mà pháp luật quy định.

Cũng theo chủ trương này, xã hội hoá ngành y tế vẫn đảm bảo công bằng trong công tác khám chữa bệnh. Nhà nước giảm chi tiêu cho ngành y, thay vào đó áp dụng chế độ thu viện phí với người có thu nhập cao hoặc áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc ( tự nguyện). Trong đó người có thu nhập cao phải đóng bảo hiểm nhiều hơn người có thu nhập thấp nhằm lấy kinh phí đó bổ sung cho các bệnh viện hoạt động.

gia-duch-vu-y-te-tang-nen-mua-bhyt

Cần gấp rút thực hiện cổ phần hóa ngành Y tế

Khi thực hiện cổ phần hoá bệnh viện công, người bệnh được tiếp xúc với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, các thiết bị cận lâm sàng phục vụ công tác khám chữa bệnh hiện đại, tối tân và thái độ phục vụ cầu thị theo đúng tư tưởng mà các doanh nghiệp tư nhân vẫn làm.

Các thủ tục hành chính cũng đơn giản, nhanh gọn hơn tránh được sự thờ ơ, sách nhiễu của y, bác sĩ đối với người bệnh việc thường diễn ra ở các bệnh viện công dù thời điểm hiện tại tình trạng này đã cải thiện đáng kể so với trước đây.

Việc áp dụng cổ phần hoá Bệnh viện công mới chỉ thực hiện trên một số bệnh viện và đi đầu là bệnh viện Giao thông Vận tải. Chưa có quá nhiều sự khác biệt sau khi thực hiện cổ phần hoá. Tuy nhiên, Nhà nước ta đang thúc đẩy mạnh mẽ các kế hoạch dài hạn để cổ phần hoá ngành y, đặc biệt đối với các bệnh viện đầu ngành.

Vẫn còn nhiều điều đáng bàn về vấn đề cổ phần hóa ngành Y tế?

Trên thực tế, việc cổ phần hoá bệnh viện công cần được đem lên bàn cân tính toán một cách cụ thể, khách quan trước khi thực hiện vì xung quanh vấn đề này có nhiều luồng thông tin trái chiều mang tính thời sự mạnh mẽ.

Dư luận từ phía người dân đa số không đồng tình với việc cổ phần hoá. Trong quan điểm truyền thống, bệnh viện công là xương sống trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội về chăm sóc sức khoẻ. Do vậy phải trực tiếp do Nhà nước nắm giữ để đồng thời kiểm soát về giá cả. Có các chính sách hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, diện chính sách. Khi giao cho tư nhân nắm giữ chắc chắn sẽ hạn chế đi nhiều. Vì khi xảy ra tranh chấp được hiểu là giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp với khách hàng chứ không phải bệnh viện với người bệnh.

co-phan-hoa-nganh-y-te

Cổ phần hóa ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngành Y

Bài toán đặt ra trong việc cổ phần hoá bệnh viện công vẫn chưa có lời giải?

Việc cổ phần hoá chính là hình thức bán cổ phiếu, ai có đủ năng lực tài chính, năng lực công dân sẽ mua được. Khi đó các bệnh viện trở thành một doanh nghiệp được các ông chủ họp bàn tự đưa ra các quy định, hình thức hoạt động. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nhiều cổ đông bán cổ phần cho người khác đồng nghĩa với việc các quy định lại được chỉnh sửa điều này gây trạng thái hoang mang cho người khám chữa bệnh.

Đối với hoạt động doanh nghiệp, cổ đông nào có số cổ phiếu cao nhất phần lớn giữ chức vụ cao nhất. Rõ ràng chức vụ đó dựa vào tiền hay tài sản mà người đó bỏ ra. Nếu người đứng đầu một tổ chức khám chữa bệnh, trưởng các khoa ngành không có trình độ chuyên môn về y tế sẽ gây ra những bất cập lớn trong ý thức của nhân viên y tế người bệnh. Từ đó kéo theo các quy định của pháp luật về công tác khám chữa bệnh thực thi không triệt để, nghiêm túc và cần phải chỉnh lý.

Sau cổ phần hóa thì việc dôi dư lao động sẽ không tránh khỏi. Những tồn đọng tài chính, thuế và các vấn đề khác khi chưa tìm được cá nhân nào trong các bệnh viện công chịu trách nhiệm. Đối với lao động khi đó: Luật công chức, viên chức có cần điều chỉnh? Bởi dù vẫn áp dụng đúng quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp vẫn có những quyền được tự quyết trong phạm vi cho phép ảnh hưởng tới phạm vi này.

Bài toán đặt ra trong việc cổ phần hoá bệnh viện công cần một quá trình để tìm ra lời giải đúng đắn nhất để ngành y tế ngày càng phát triển, làm tốt sứ mệnh đặc biệt quan trọng đảm bảo đời sống sức khoẻ cho nhân dân, đảm bảo giải quyết an sinh xã hội.

Trích nguồn : Báo Pháp Luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat