Theo thăm dò xu hướng chọn ngành học trên website của Bộ GD-ĐT và một số trang web khác cho thấy hơn 70% số người được hỏi trả lời cho rằng ngành nghề nóng nhất hiện nay không còn là tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh nữa mặc dù lượng thí sinh đăng kí vào các ngành học này vẫn là tương đối nhiều. Thực tế xu hướng chọn ngành học ngành Y Dược sẽ thu hút lượng lớn thí sinh năm nay?
Nhóm ngành kinh doanh những năm trước đây được được coi là những ngành học “hót” bởi luôn luôn có 1 lượng lớn thí sinh đổ dồn theo học. Kết quả dẫn tới tình trạng mất cân bằng trong hệ thống cung ứng nguồn nhân lực, một phần trực tiếp dẫn tới tình trạng thất nghiệp tràn lan trong xã hội hiện nay.
Xu hướng chọn ngành nhóm kinh doanh ngày càng giảm.
Gần đây, một phần do công tác hướng nghiệp tốt từ gia đình mà nhà trường THPT, và cũng do thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường không xin được việc làm ngày càng tăng cao mà tỉ lệ thí sinh chạy theo các ngành học thời thượng đã giảm đáng kể. Cụ thể, theo thống kê số liệu tuyển sinh 2 năm gần nhất cho thấy nhóm ngành kinh doanh vẫn là nhóm ngành chiếm thứ hạng cao trong sự lựa chọn của thí sinh. Tuy nhiên tỉ lệ này không còn vượt trội như những năm trươc nữa mà giảm dần từng năm giảm từ 12,4% ở năm 2012 xuống còn 10,9 % trên tổng số thí sinh trong năm 2013.
Xu hướng chọn ngành học ngành Y Dược ngày càng tăng cao
Ngược lại với nhóm ngành kinh doanh, xu hướng chọn ngành học vào ngành y dược, và các ngành xã hội học có cơ hội việc làm rộng mở đáp ứng nhu cầu xã hội đang tăng đáng kể theo từng năm. Mặc dù những ngành học này nằm trong tốp “đầu bảng” của những nhóm ngành “kén” thí sinh. Lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành này năm 2014 tăng 1,2 lần so với năm 2013, từ vị trí 10 lên vị trí 7 trong bảng xếp hạng những nhóm ngành có nhiều thí sinh dự thi; Xu hướng chọn ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 1,6 lần so với năm 2013, từ vị trí 17 lên vị trí 8 trong nhóm những ngành được thí sinh lựa chọn nhiều nhất.
Xu hướng chọn ngành học cũng cho thấy tình trạng thí sinh thường “né” ngành học “khó” vì mức độ “kén” thí sinh những năm trước thì hiện nay lại có rất nhiều lựa chọn bởi thực trạng xã hội hóa giáo dục hiện nay đang mở ra rất nhiều cơ hội học tập cho thí sinh. Thay bằng việc phải thi bằng được vào Đại học Y Dược thì thí sinh có thể đăng kí học, trung cấp Y Dược 1 cách dễ dàng rồi sau đó học liên thông lên đại học sau khi đủ điều kiện theo đúng qui định của Bộ GD-ĐT.
Cơ hội cho những thí sinh trước đây đã chạy theo xu hướng chọn ngành học nhóm ngành kinh doanh.
Thực trạng đáng buồn là các năm trước, lượng thí sinh chạy đã đăng kí và đang học theo nhóm ngành kinh doanh là rất đông. Một số sinh viên đang theo học các ngành kinh tế hiện nay rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Trao đổi với một số sinh viên nhóm ngành kinh doanh:
Chia sẻ của bạn T.C sinh viên năm 3 của 1 trường đại học có tiếng về khối ngành kinh tế ở Hà Nội: ” Là 1 sinh viên ngoại tỉnh, thấy các anh chị khóa trước ra trường chi khoảng 10% trụ lại được ở HN mà cũng không phải ai cũng làm được công việc theo đúng ngành đã được học. Hiện nay đang học năm thứ 3 em rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Qua giới thiệu em được biết Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur có mở lớp trung cấp Y văn bằng 2 tuyển sinh theo hình thức xét tuyển đầu vào mà một số anh chị khóa trước em chơi cùng cũng tham gia khóa học này và hiện nay đã tìm được 1 công việc ưng ý. Em quyết định sau khi tốt nghiệp cũng theo theo học khóa học này “
Cũng có hoàn cảnh tương tự bạn M.L cũng là sinh viên năm 3 của 1 trường ĐH lớn lại quyết định theo học 1 lớp trung cấp điều dưỡng đa khoa học vào thứ 7 chủ nhật song song cùng với chương trình đại học ngành kinh tế đang học.
Điều này cho thấy tác động tích cực của công tác hướng nghiệp, công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến xu hướng chọn ngành của người học.
Comments are closed.