Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, vai trò của dược sĩ lâm sàng trong bệnh viện ngày càng được nâng cao để tối ưu hóa việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
Dược sĩ lâm sàng thực hành điều chế thuốc.
Dược sĩ lâm sàng là gì?
Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Dược lâm sàng là hoạt động thực hành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh.
Dược sĩ lâm sàng là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh
Dược sĩ lâm sàng có các nhiệm vụ chung sau:
1. Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc;
2. Tham gia tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc của đơn vị, đưa ra ý kiến hoặc cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng về việc thuốc nào nên đưa vào hoặc bỏ ra khỏi danh mục thuốc để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
3. Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc: quy trình pha chế thuốc (dùng cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, dịch truyền nuôi dưỡng nhân tạo ngoài đường tiêu hóa), hướng dẫn điều trị, quy trình kỹ thuật của bệnh viện;
4. Tham gia xây dựng quy trình giám sát sử dụng đối với các thuốc trong danh mục (bao gồm các thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, kháng sinh, thuốc cần pha truyền đặc biệt (chuyên khoa nhi, ung bướu), thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt) do Giám đốc bệnh viện ban hành trên cơ sở được tư vấn của Hội đồng Thuốc và Điều trị;
5. Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong bệnh viện;
6. Thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế: dược sĩ lâm sàng cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác dược gửi đến cán bộ y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp, văn bản, bảng tin bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử;
7. Tập huấn, đào tạo về dược lâm sàng: dược sĩ lâm sàng lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu, cập nhật kiến thức sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên của đơn vị mình. Kế hoạch và nội dung phải được Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
8. Báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc, Hội đồng Thuốc và Điều trị: Dược sĩ lâm sàng báo cáo công tác sử dụng thuốc trong buổi họp của Hội đồng Thuốc và Điều trị hoặc buổi giao ban của đơn vị, có ý kiến trong các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp;
9. Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và là đầu mối báo cáo các phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị theo quy định hiện hành;
10. Tham gia các hoạt động, công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn – hợp lý, vấn đề cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả công tác dược lâm sàng, nghiên cứu sử dụng thuốc trên lâm sàng;
11. Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệt trong các trường hợp bệnh nặng, bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, người bệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng thuốc;
12. Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại bệnh viện;
13. Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc đã được Hội đồng Thuốc và Điều trị thông qua và Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
14. Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình giám sát điều trị thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu (Therapeutic Drug Monitoring – TDM) tại các bệnh viện có điều kiện triển khai TDM.
Dược sĩ lâm sàng Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur.
Để theo đuổi Dược sĩ lâm sàng phải làm gì?
Nhiều trường Y Dược hiện nay không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu cho giáo dục đúng về chuyên ngành dược lâm sàng. Hầu hết các trường còn tập trung nhiều vào mô hình cũ của hoạt động dược, như đặt nặng trên kiến thức hóa học và khoa học cơ bản.
Một vài trường Y Dược có thay đổi và mở rộng các môn học, bao gồm các chuyên đề về dược dịch tể học, dược kinh tế học, y học lâm sàng và kỹ năng giao tiếp, nội dung cuối này là đặc biệt quan trọng đối với các dược sĩ cộng đồng. Vì thế đa số các sinh viên dược mới tốt nghiệp sau này sẽ làm việc ở cả mảng cộng đồng và mảng bệnh viện để học các kỹ năng cần thiết đối với người dược sĩ lâm sàng.
Trường Trung cấp Y Dược tại Hà Nội là trường có uy tín hàng đầu về đào tạo trong lĩnh vực Y Dược. Chương trình đào tạo theo khung chương trình của Bộ GD & ĐT , ra trường cấp bằng chính quy và được liên thông lên các trường cao đẳng, đại học trong nước.
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur đào tạo Dược sĩ lâm sàng thông qua hình thức mới nhất của Bộ GD & ĐT: xét học bạ, miễn thi. Với các hệ văn bằng 2 chuyển đổi nhóm ngành cùng sức khỏe thì thời gian học rút ngắn còn 10 tháng và nhóm ngành ngoài sức khỏe 12 tháng.
Địa chỉ: Phòng 623- Nhà N6 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
Hotline: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Xem thêm: