Dược sĩ chỉ ra tầm quan trọng khi bị thiếu vitamin B6, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, và tình trạng khô nứt môi…
- Dược sĩ cảnh báo những vitamin “tiếp tay” cho ung thư
- Dược sĩ cảnh báo sỏi thận với vitamin C
- Nữ Hộ Sinh khuyến cáo Thai nhi bị còi xương nếu Mẹ thiếu vitamin D
Nhu cầu cơ thể nên bổ sung vitamin B6 khi thiếu hụt
Vitamin B6 (pyridoxine) là một loại vitamin nhóm B. Tuy chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với cơ thể. Ở trẻ em, nhu cầu hàng ngày khoảng 0,3 – 2mg, người lớn từ 1,6 – 2mg và người mang thai hoặc cho con bú là 2,1 – 2,2mg. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày đầy đủ thì hiếm gặp tình trạng thiếu hụt vitamin B6, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp rối loạn hấp thu, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hoặc rối loạn do thuốc gây nên (dùng thuốc chống lao isoniazid hoặc uống thuốc tránh thai…).
Với các trường hợp sau đây: nghiện rượu, bị bỏng, suy tim sung huyết, sốt kéo dài, cắt bỏ dạ dày, lọc máu, cường tuyến giáp, nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột (như tiêu chảy, viêm ruột), kém hấp thu liên quan đến bệnh về gan – mật cần phải bổ sung vitamin B6.
Đối với người mang thai, người cho con bú có nhu cầu tăng về mọi vitamin, nên bổ sung các vitamin bằng chế độ ăn. Tuy nhiên, nhiều thầy thuốc vẫn khuyên dùng thêm hỗn hợp các vitamin (trong đó có vitamin B6) và muối khoáng, nhất là với người mang thai kém ăn hoặc có nguy cơ thiếu hụt cao (đa thai, nghiện hút thuốc lá, rượu, ma túy). Nhưng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, vì nếu dùng với lượng quá thừa hỗn hợp các vitamin và muối khoáng có thể lại gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Dược sĩ Trung cấp cảnh báo những lưu ý khi dùng Vitamin B6 liều cao
Vitamin B6 còn được dùng điều trị nhiễm độc isoniazid. Một số trẻ sơ sinh biểu hiện hội chứng lệ thuộc pyridoxin (vitamin B6) có tính di truyền. Nguyên nhân chưa được biết rõ nhưng trẻ có dấu hiệu quấy khóc nhiều và có cơn run giật kiểu động kinh. Trong trường hợp này, dùng vitamin B6 trong tuần đầu sau đẻ để phòng thiếu máu và chậm phát triển ở trẻ.
Cần lưu ý, các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như buồn nôn, nôn (ít gặp). Khi dùng liều cao (200 mg/ngày) và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, nhưng ít nhiều vẫn để lại di chứng. Vì vậy, trong những trường hợp này cần có sự theo dõi của bác sĩ và người bệnh cần biết để phát hiện những triệu chứng trên, kịp thời thông báo cho bác sĩ biết để được xử trí thích hợp.
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký học văn bằng 2 Trung cấp Dược
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở.
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Thái Nguyên: Số 3 ngõ 158 đường Phan Đình Phùng – Thành Phố Thái Nguyên: Điện thoại: 0208.6556333
Theo Báo sức khỏe đời sống