Có chửa ngoài tử cung là trường hợp không mong muốn của nhiều gia đình, ngành hộ sinh sẽ cho bạn biết nguyên nhân và vị trí thai ngoài dạ con
Tử cung là cơ quan sinh sản của phụ nữ, khi mang thai bào thai sẽ phát triển tại đó. Thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người có thai ngoài tử cung vỡ.
- Nữ hộ sinh nói về cảm nhận kỳ lạ ở phụ nữ mang thai lần đầu
- Nữ hộ sinh giúp mẹ nhận biết 5 dấu hiệu sắp sinh?
- Nữ hộ sinh mách mẹo dân gian “nặn” lúm đồng tiền cho bé từ trong bụng
Nữ hộ sinh chỉ ra nguyên nhân có thai ngoài tử cung
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung, đứng hàng đầu là nguyên nhân làm viêm nhiễm vòi trứng, trong đó nạo phá thai nhiều lần,viêm nhiễm vùng chậu là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: khối u phần phụ như u nang buồng trứng, những phẫu thuật được thực hiện trước đó đến vòi trứng,…
Nguyên nhân từ vòi trứng: như viêm dính vòi trứng, các bất thường bẩm sinh của vòi trứng, các phẫu thuật tại hình vòi trứng, dính bên ngoài sau viêm phúc mạc, vòi trứng quá dài hoặc bị xoắn, co bóp và nhu động bất thường của vòi trứng. Tinh tại buồng trứng, làm tổ bất thường của trứng trên bề mặt buồng trứng
Nguyên nhân do buồng trứng, bao gồm: sự thụ hoặc do sự di chuyển quá xa của noãn trưởng thành từ buồng trứng bên này sang vòi trứng bên kia do vòi trứng bên đó đã bị tắc hoàn toàn.
Các nguyên nhân khác như lạc nội mạc tử cung, sẩy thai ở vòi trứng, sử dụng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản…
Các vị trí mang thai ngoài tử cung
Thai ở vòi trứng có thể gặp ở 4 vị trí của vòi trứng là chửa ở đoạn kẽ, đoạn eo, đoạn bóng và loa vòi trứng:
Thai ở buồng trứng.
Thai trong ổ bụng do thai bị sảy qua loa, sau đó các gai rau bám trên các cơ quan trong ổ bụng và tiếp tục phát triển.
Thai song thai lạc chỗ: 1 thai ngoài tử cung kết hợp với 1 thai chửa trong tử cung.
Thai ngoài tử cung sau mổ cắt tử cung: Do có lỗ dò từ mỏm cắt vào ổ bụng.
Thai sừng tử cung: Đây là hình thái kết hợp chửa ngoài tử cung bên cạnh bệnh nhân có dị dạng sinh dục.
Dấu hiệu khi có thai ngoài tử cung
Trễ kinh hoặc rong huyết: một số trường hợp người bệnh bị trễ kinh, mất kinh nhưng cũng có một số trường hợp người bệnh có thể ra huyết trước ngày hành kinh rồi kéo dài cho nên không nghĩ rằng mình có thai, hoặc khi hết khi không gọi là rong huyết. Thường là lượng máu ít, bầm đen và không đông lại.
Đau bụng: đây là dấu hiệu mà thường người bệnh nào cũng có. Đau vùng bụng dưới, một bên, đau âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.
– Thăm khám chẩn đoán những trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ rất khó. Bác sĩ có thể sờ được có một khối u cạnh tử cung, dạng hơi dài theo chiều dài vòi trứng, giới hạn khá rõ, mật độ mềm, chạm đau. Đôi khi người bệnh có ra huyết âm đạo giống như sảy thai.
– Định lượng HCG chỉ giúp chẩn đoán có thai, nhưng không thể xác định được thai ngoài tử cung.
– Siêu âm cho thấy trong lòng tử cung không có túi thai, có thể nhìn thấy khối u cạnh tử cung với echo dạng hỗn hợp, hoặc thấy được hình ảnh túi thai trong vòi trứng (nhưng rất khó thấy).
– Nội soi ổ bụng: đây là phương pháp nhanh chóng, hiện đại, chẩn đoán chính xác 100% các trường hợp thai ngoài tử cung.
Đối với những trường hợp thai ngoài tử cung vỡ, người bệnh có những dấu hiệu sau:
Cũng trễ kinh hoặc rong huyết, đau vùng bụng dưới.
Nhưng sẽ có một cơn đau nhói dữ dội, sau đó người bệnh cảm thấy rất mệt, có thể ngất xỉu và nếu không được mổ kịp thời thì có thể bị tử vong trên đường cấp cứu.
Mạch nhanh, nhẹ, huyết áp tụt thấp.
- Thăm khám những trường hợp này sẽ thấy được túi cùng căng đau, chọc dò cùng đồ sẽ rút ra được máu đen loãng không đông.
- Siêu âm sẽ thấy cùng đồ có máu, ổ bụng có máu.
- Nội soi hoặc mổ bụng. Để điều trị cắt vòi trứng bên bị thai ngoài tử cung.
Đối với những trường hợp huyết tụ thành nang:
Huyết tụ thành nang là những trường hợp thai ngoài tử cung vỡ, máu chảy rỉ rả và tụ lại ở cùng đồ sau. Ruột mạc nối sẽ đến bao bọc khối máu và vòi trứng lại thành một khối nang.
Người bệnh sẽ có những dấu hiệu giống như thai ngoài tử cung chưa vỡ với rong huyết và đau vùng bụng dưới kéo dài, sẽ có một lúc đau nhói nhiều rồi lại giảm đi, nhưng sau đó lại cảm thấy muốn đi cầu, muốn rặn hoặc đi tiểu lắc nhắc nhiều lần.
Thai ngoài tử cung là một bệnh lý rất nguy hiểm cho người bệnh về tính mạng, sức khoẻ và ảnh hưởng đến tương lai có con về sau. Như vậy làm thế nào để tránh sự nguy hiểm đó?
Hộ sinh khuyên làm gì để tránh nguy hiểm khi nghi ngờ thai ngoài tử cung?
Thai ngoài tử cung là một cấp cứu thường gặp, đó là hiện tượng người bệnh có thai, nhưng thai không nằm trong lòng tử cung như bình thường mà nằm tại vị trí bất thường ngoài tử cung. Chính vì tại các vị trí bất thường đó mà thai ngoài tử cung sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, đe doạ tính mạng người bệnh.
Vì vậy, khi nghi ngờ thai ngoài tử cung, người bệnh cần phải nhập viện, tuân theo hướng dẫn điều trị của dược sĩ, bác sĩ, không được tự động bỏ về để cùng với bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Thai ngoài tử cung là một bệnh không mong đợi ở tất cả mọi phụ nữ đang mong muốn có con nhưng đôi khi thai ngoài tử cung là khó tránh và phải chấp nhận, nhưng còn ở các chị em khác chưa muốn có con, các chị em có thể nên ngừa thai, và đặc biệt là phòng tránh thai ngoài tử cung bằng thuốc ngừa thai, dùng bao cao su, không nên nạo phá thai một cách bừa bãi vì đó là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến vô sinh và thai ngoài tử cung sau này.
Đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 nữ hộ sinh T7&CN
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà trường liên tục đào tạo các lớp chính quy, chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp nữ hộ sinh trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN
Nguồn: vnmedia.vn