Nữ hộ sinh cảnh báo những dấu hiệu sảy thai

Sảy thai thường xuất hiện trong 3 tháng đầu mang thai. Nữ hộ sinh tư vấn giúp mẹ những dấu hiệu cần lưu ý nhận biết hiện tượng sảy thai

say-thai
Dấu hiệu nhận biết khi sảy thai

Những dấu hiệu sảy thai

Ra máu là dấu hiệu phổ biến nhất của sảy thai. Mức độ ra máu có thể khác nhau, từ lốm đốm rải rác tới chảy máu nặng. Màu sắc của máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín. Thời gian ra máu của sảy thai có thể kéo dài từ vài ngày tới vài tuần.

Đau và co bóp: Đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp của sảy thai. Những cơn đau có cảm giác như co thắt thời kinh nguyệt. Nếu đau kèm chảy máu thì bạn cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ. Độ nặng của cơn co bóp tuỳ mỗi người, cũng như ngưỡng chịu đau của mỗi cá nhân là khác nhau.

Trong khi chảy máu và đau bụng là hai dấu hiệu sảy thai thì một số trường hợp, sảy thai không có bất cứ một triệu chứng nào. Khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, bản thân người mẹ cần nhận biết những dấu hiệu bất ổn trong người như ở tuần thai thứ 8 – nếu bạn đang có các triệu chứng như nghén, đau ngực tự nhiên những dấu hiệu đó biến mất thì bạn nên đi khám.

dau-hieu-say-thai
Mẹ nên chú ý những dấu hiệu cần đi khám bác sĩ ngay

Hộ sinh tư vấn các hình thức sảy thai

Có nhiều hình thức sảy thai khác nhau như sảy thai chậm, lúc này người mẹ chỉ biết đã mất thai qua siêu âm vì không có triệu chứng sảy thai.

Dọa sảy: Doạ sảy có thể gây chảy máu nhưng không gây đau bụng. Thai kỳ có thể vẫn tiếp tục như bình thường vì dọa sảy không gây hại cho em bé.

Sảy thai muộn: Sau tuần 13-14, tuy nhiên điều này ít phổ biến.

Mất phôi sớm: Các dấu hiệu của thai kỳ vẫn phát triển, ngoài phôi thai.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, không phải mọi trường hợp ra máu đều gây sảy thai.

Cơn đau bụng dưới còn có thể do thai ngoài tử cung (nếu là giai đoạn đầu mang thai). Đôi khi, triệu chứng thai ngoài tử cung lại bị chẩn đoán nhầm là hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc thậm chí là viêm ruột thừa, do một số triệu chứng tương tự.

Với thai ngoài tử cung, thai phụ có thể bị một cơn đau cấp tính, thậm chí cả cơn đau ở vai mà nhiều người không nhận ra. Triệu chứng khác là đau khi đi vệ sinh.

chuyen-doi-van-bang-2-trung-cap-nganh-nu-ho-sinh

Đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 hộ sinh T7&CN

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dang-ky-hoc-y-duoc

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Nhà trường liên tục đào tạo các lớp chính quy, chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp nữ hộ sinh trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN

Theo Sức khỏe đời sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat