Đối với thai phụ, các Nha sĩ khuyên nên khám răng trước khi có thai, ăn đầy đủ canxi, vitamin D, C và A, phốt pho và protein. Đặc biệt tránh can thiệp Nha khoa vào 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
Xem thêm:
- Nha sĩ cho biết cách xử lý chấn thương Răng ở trẻ.
- Nha sĩ khuyến cáo 13 thói quen ảnh hưởng đến răng.
Người xưa thường nói “mỗi lần sinh con là mất một cái răng”. Hiện nay dưới góc độ chuyên môn và khoa học, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nguồn canxi cần cho bào thai không rút ra từ răng. Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề răng miệng khi mang thai là do thay đổi nội tiết tố, kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không tốt cũng như thói quen thay đổi của cơ thể gây bất lợi cho răng miệng trong thai kỳ.
Phụ nữ mang thai thường có những biểu hiện bệnh lý răng miệng như sự thay đổi hormone. Đặc biệt là sự gia tăng estrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai và mảng bám vi khuẩn gây hại do vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến viêm nướu thai nghén, nướu đỏ, sưng, đau, dễ bị chảy máu.
Viêm nướu thai nghén là tình trạng răng miệng phổ biến nhất liên quan đến việc có thai và thường bắt đầu sớm nhất là vào tháng thứ hai của thai kỳ. Nếu bạn đã có bệnh viêm nướu sẵn có, tình trạng này có thể sẽ trầm trọng hơn trong thời gian mang thai. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể dẫn đến viêm nha chu, gây phá hủy không hoàn nguyên các mô nâng đỡ răng dẫn đến mất răng.
Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị các tổn thương dạng hạt, mềm, dễ chảy máu gọi là u hạt thai nghén (không phải ung thư). Thông thường các tổn thương này sẽ biến mất sau khi sinh. Nếu nó gây khó chịu và cản trở việc ăn nhai, vệ sinh răng miệng thì nha sĩ có thể chỉ định cắt bỏ nó trong thời gian mang thai.
Phụ nữ có thai thường cần chất dinh dưỡng cho thai nhi nên hay có thói quen ăn vặt. Tình trạng ốm nghén dễ gây nôn mửa khiến cho axit dịch vị trong dạ dày làm mất chất khoáng của răng. Những điều này dễ dẫn đến răng yếu đi và dễ gây sâu răng.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho phụ nữ mang thai
Cố gắng có một cuộc hẹn khám răng trước khi có thai. Mục đích là răng sẽ được làm sạch, mô nướu sẽ được Nha sĩ thăm khám một cách cẩn thận và bất kỳ vấn đề sức khỏe răng miệng nào nên được điều trị trước khi mang thai.
Tránh can thiệp Nha khoa giai đoạn thai kì.
Phụ nữ mang thai ăn một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ sẽ giúp tăng cường sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể cho bạn và em bé. Một hàm răng của bé bắt đầu phát triển từ tháng 3-6 của thai kỳ. Vì vậy hãy chắc chắn rằng thai phụ ăn đầy đủ canxi, vitamin D, C và A, phốt pho và protein.
Giữ vệ sinh răng miệng sạch trong thời gian mang thai, đánh răng kỹ bằng kem đánh răng có fluoride hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
Ngoại trừ các can thiệp khẩn cấp, còn các can thiệp nha khoa khác nên hoãn lại sau sinh sẽ điều trị. Nếu có can thiệp thì nên can thiệp vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Tránh can thiệp vào 3 tháng đầu do bệnh nhân nôn ói, khó khăn khi điều trị và đây là giai đoạn các cơ qua của thai nhi được hình thành và 3 tháng cuối, khi bệnh nhân nặng nề, mệt nhọc không ngồi lâu được và có nguy cơ sinh non.
Nếu yêu thích ngành Nha khoa và có ước mơ làm việc trong ngành Nha khoa bạn có thể đăng ký học tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Nhà trường khai giảng liên tục các lớp Nha khoa, có lớp học cuối tuần thứ 7 chủ nhật dành cho học viên vừa học vừa làm.
Nguồn: Vnexpress.