Phía sau chiếc áo blouse ngành Y – Ai thấu hiểu?

Hình ảnh các bác sĩ nằm ngủ sau ca mổ tại các bệnh viện không phải là hiếm nếu bạn là đã từng đến bệnh viện. Sự vất vả thầm kín của ngành Y là nằm trong các ca thăm khám, kíp mổ… Đến ngay cả các y sĩ, điều dưỡng viên đều đã từng nếm trải hoặc quá kiệt sức vì áp lực công viêc.

hot

 Khảo sát sinh viên vì sao chọn học ngành Y?

hot  Học y sĩ đa khoa có được liên thông Bác sĩ không?

hot

 Trung cấp Y sĩ đa khoa tuyển sinh văn bằng 2 chính quy

noi-kho-nganh-y-2

Sinh viên học ngành Y khi mới bắt đầu.

Nếu bạn là “chúa sợ ma”, bạn sẽ “được” một phen hú  vía khi lần đầu chạm tay vào…xác người trong buổi thực tập giải phẫu. Những ngày đầu, có bạn về nhà không ăn nổi món…thịt hầm, có bạn buồn nôn chóng mặt khi nhớ đến mùi phooc-môn ngâm xác, có bạn mất ngủ vì…sợ. Nhưng dần dần cũng (phải) luyện được tinh thần thép, vì để học tốt môn Giải phẫu không còn cách nào khác là phải đối diện với xác chết 2 lần/ tuần.

Trường nào mà chẳng có những “điều kì bí” nhưng không phải trường nào cũng có sinh viên đêm đêm…canh gác như  đại học Y Dược. Theo chu kỳ 1 tháng, mỗi tổ  sẽ đi trực một lần. Không làm công việc gì  nhiều nhưng vấn đề là…phòng xác (đã khóa cửa) ở tầng 1 và cả khuôn viên trường rộng lớn có nhiều cây đại thụ, thật là một khung cảnh “lãng mạn” để ngồi quây quần…kể chuyện ma.

Đời sinh viên Y phải nói là gắn chặt với thi cử. Học xong môn nào là “tranh thủ” thi môn đó. Luyện 1 cuốn sách dày cộm khoảng 500 trang trong 2 tuần đối với sinh viên Y đã là chuyện “rất khả thi” rồi. Áp lực thi cử, áp lực học tập lúc nào cũng đeo bám, viên sủi C, thuốc trị viêm dạ dày, vitamin tổng hợp cũng trở thành người bạn đường tin cậy của các sinh viên Y. Đối với các ngành kinh tế chỉ học 4 năm, nhưng riêng đối với Y thì phải 6-8 năm.

bac-si-nam-ngu-sau-ca-mo

Những thiệt thòi không bao giờ là hết

Một khảo sát của Hoa Kỳ được công bố trong Archives of Internal Medicine vào năm 2012 cho thấy nghề bác sĩ Mỹ bị vắt kiệt sức hơn so với ngành nghề khác. Trong số các khoa ở Bệnh viện thì khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực là nơi y bác sĩ làm việc vất vả nhât.

Trong điều kiện quá tải ở các bệnh viện thì việc làm thủ tục hành chính cho bệnh nhân hưởng chế độ bảo hiểm, chế độ nghỉ dưỡng sức hay kê loại thuốc, một biện pháp kỹ thuật đắt tiền… đòi hỏi các thủ tục phê duyệt chặt chẽ. Nếu không tuân thủ đúng có thể bị phê bình, thậm chí xuất toán và thầy thuốc phải tự bỏ tiền túi ra đền.

Y Bác sĩ luôn bị giằng xé giữa mong muốn cho bệnh nhân được hưởng chăm sóc y tế cao nhất ngay cả khi họ chưa có bảo hiểm y tế và chưa có tiền nộp tạm ứng viện phí nhưng học lại phải đối mặt với nỗi lo bị xử phạt nếu để bệnh nhân trốn viện, không thanh toán đủ viện phí gây thất thoát tài chính của cơ sở y tế.

Ngành Y là một ngành rất thường xuyên không có được giấc ngủ ngon, khó có được bữa cơm đầm ấm bên gia đình, dễ gặp nhiều sự rủi ro trong nghề nghiệp, và lại đối mặt với chất thải y tế mà người bệnh mang lại.

Người làm việc trong ngành y tế thường xuyên phải làm việc quá giờ, 1 ca trực 24 giờ (tương đương 3 ngày làm việc 8 tiếng) sẽ được nghỉ bù ngày làm việc hôm sau. Tức là trong 2 ngày đó, họ phải đi làm đến 3 ca. Nếu y sĩ đa khoa đi trực vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì có nghĩa là họ làm dư 3 ngày làm việc ngoài giờ nhưng chỉ được nghỉ bù ngày làm việc. Điều trị là quá trình liên tục nên đa số y bác sĩ phải làm việc cả trong ngày nghỉ để khám, kê thuốc cho bệnh nhân xong mới được về.

Đoàn viên cùng gia đình đi chơi du lịch trong ngày nghỉ, Lễ, Tết là thứ xa xỉ đối với những người làm việc trong ngành Y. Do đặc thù nghề nghiệp nên Nhân dân được nghỉ thì người làm nghề y phải tăng cường trực và chị em phụ nữ thì ít có cơ hôi chưng diện những bộ váy áo thời trang do luôn phải khoác trinh mình bộ quần áo blouse bệnh viện. Điều làm nhân viên y tế tủi thân và đau lòng, đặc biệt với phụ nữ, là khi con, chồng, cha mẹ và những người thân đau ốm, mình không ở nhà chăm sóc được mà vẫn phải đến bệnh viện chăm sóc bệnh nhân.

sinh-vien-nganh-y-vat-va

Làm việc trong ngành y có giàu không?

Qua khảo sát cho thấy, trong danh sách tỷ phú thế giới không có tên của người làm ngành y, thu nhập của ngành y thuộc hàng trung lưu trong xã hội. Áp lực cơm áo gạo tiền khiến các Y Bác sĩ phải căng người ra làm thêm ngoài giờ để có thêm thu nhập chính đáng, từ chuyện mổ tăng ca, làm thêm giờ ở bệnh viện đến việc làm phòng mạch tư ngoài giờ.

Mặt trái của việc chữa bệnh cứu người

Người làm nghề y mỗi năm cứu cả vạn người thì coi là chuyện bình thường nhưng chỉ trong 1 khoảnh khắc để xảy ra sai sót cũng đã đủ đẩy bác sĩ đó vào những phiền phức triền miên với cả bệnh nhân và dư luận xã hội.

Trong những năm gần đây luôn có những vụ việc xảy ra như người nhà hành hung bác sĩ, người nhà làm loạn bệnh viện vì không cứu được người nhà…

nganh-y-ap-luc-voi-nhung-ca-mo

Ngành Y có tính hội nhập cao

Việt Nam tụt hậu so với các nước phát triển về mặt công nghệ – kỹ thuật nhưng Ngành Y thì không phải như vậy, hầu hết các tiến bộ y học trên thế giới đều được các bác sĩ Việt Nam tiếp cận và triển khai thành công sau chỉ một vài năm. Một Bác sĩ “già” chỉ cần vài năm không cập nhật kiến thức mới là có thể thua kém các Bác sĩ trẻ, vì vậy, áp lực học tập liên tục suốt đời đối với các bác sĩ là rất lớn.

Áp lực học tập và cơ hội thăng tiến khi học ngành Y sĩ?

Ngành Y không như những ngành kinh tế, người của công chúng. Bác sĩ phải dành rất nhiều thời gian cho bệnh viện, cho việc học tập kiến thức y khoa không ngừng. Sáng mở mắt ra là thấy bệnh viên, chiều nhắm mắt lại là thấy bệnh nhân. Không còn một chút thời gian cho bản thân, cho những mối quan hệ, cho những buổi giao lưu.

sinh-vien-nganh-y

Y Bác sĩ chịu áp lực của Bệnh nhân

Người Việt Nam ít có thói quen xếp hàng, khi vào khám bệnh, đặc biệt tại các phòng cấp cứu. Họ thường có xu hướng quan trọng hóa bệnh tật của mình và ít quan tâm đến tình trạng trầm trọng của những người xung quanh. Chính vì thế họ thường xuyên gây áp lực với nhân viên y tế để được khám trước, được chiếu chụp, siêu âm và phải xử trí tức thời, họ không quan tâm đến bệnh nhân khác đến trước hoặc nặng hơn và đáng được ưu tiên cấp cứu hơn. Người nhà bệnh nhân ai cũng muốn mình là quan trọng nên dù bác sĩ đã gặp gỡ, trao đổi tình trạng bệnh của bệnh nhân với một đại diện của gia đình rồi thì khi một thành viên khác đến, họ lại yêu cầu bác sĩ gặp để trao đổi trực tiếp với mình. Điều này làm mất đi nhiều thời gian quý giá mà đáng ra bác sĩ có thể dành để cứu chữa bệnh nhân.

Việc không tuân thủ nội quy bệnh phòng của bệnh nhân và người nhà thăm nuôi cũng là điều khó khăn lớn đối với nhân viên y tế. Rất nhiều bệnh nhân cố gắng “tự làm Bác sĩ” khi tìm hiểu kiến thức y học qua những kiến thức vụn vặt, nhặt nhạnh được trên Internet hoặc qua truyền miệng nhưng lại coi đó là kiến thức y học thực sự. Họ can thiệp vào quá trình điều trị của y bác sĩ hoặc tự ý thêm thuốc, bỏ thuốc trong đơn nhưng khi hậu quả xảy ra thì đa phần đều có xu hướng đổ lỗi cho quá trình điều trị của thầy thuốc.

Sự can thiệp của các thầy cúng, thầy bói vào quá trình điều trị trong đa số trường hợp cũng không phải là điều dễ chịu đối với thầy thuốc. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân hoàn toàn có thể cứu chữa được nhưng gia đình kiên quyết xin ngừng điều trị vì thầy bói bảo không qua khỏi. Nhiều trường hợp khác họ xin ra viện để về cúng bái, để dùng các loại thuốc nhảm theo những lời mách bảo vu vơ.

noi-kho-nganh-y

Đúng là khổ thật, nhưng làm ngành Y cũng có nhiều điều rất vui

Từ việc sợ hãi khi chạm vào xác người, dần dần dạn tay hơn, yêu mến môn học chi tiết về cơ thể con người, và cũng vô cùng cảm phục về tinh thần hy sinh của những con người bình thường nhưng cao cả, sẵn sàng hiến xác cho khoa học. Có lẽ bạn nghĩ “cũng bình thường”. Nhưng hãy tưởng tượng bạn nằm đấy, cơ thể bị… bộc lộ từng cơ quan, bạn cảm thấy thế nào? Cho nên ngoài lễ Mackabe – lễ tưởng niệm những người hiến xác, trong thâm tâm mỗi đứa, 365 ngày mỗi năm, đều thắp lên những nén nhang biết ơn họ, những người cao cả và vĩ đại nhất.

Giao tiếp nhiều với bệnh nhân rèn luyện các bạn trở thành những… con két liến thoắng, hay hỏi và hay nói. Từ những tên “ngậm tăm” đến những “kẻ nói nhiều” đều biến thành “bà tám”. Chúng tớ cởi mở, thân thiện và cũng chững chạc hơn. Nếu lúc đầu phẫn nộ thực sự khi bị người nhà bệnh nhân gây khó dễ, giờ đây tớ biết kiềm tính nóng nảy của mình để hiểu cho họ. Tất cả chỉ vì một lý do: mình là bác sĩ và đó là bệnh nhân.

Theo những ca mổ suốt đêm, học tập và làm việc với cường độ cao, bạn mới hiểu thấu nỗi cực khổ và cả  ý nghĩa to lớn của nghề Y. Tuy ngành Y vất vả nhưng hầu như chẳng ai chịu bỏ cuộc (ngành Y có số sinh viên bỏ học giữa chừng thấp nhất trong số các trường ĐH), bởi vì mỗi người đều nhủ lòng 1 câu tuy cũ rích nhưng đã trở thành chân lý: “Lương y như từ mẫu”.

nganh-y-si-da-khoa

Nếu yêu thích ngành Y, hãy đăng ký học ngành Y sĩ đa khoa tại Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Nhà trường liên tục đào tạo các lớp chuyển đổi văn bằng 2 Y sĩ đa khoa trong và ngoài giờ hành chính, T7 & CN

Theo vnexpress.net, nguồn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat