Giáo dục ĐH không nên phân biệt trường top cao – thấp?

Sự phân hóa các trường ĐH trong các năm rõ rệt tại các đợt tuyển sinh qua từng năm. Vậy có nên phân biệt giữ top cao và top thấp tại giáo dục ĐH

giao-duc-dh-va-cac-truong-top-cao-thap

Giảm tình trang rút hồ sơ nhiều, thí sinh ảo

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bày tỏ quan điểm: “Theo tôi mỗi một tầng sẽ có một sứ mạng, không có phân biệt cao thấp trong vị trí xã hội…”.

Trong hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016, nhiều lãnh đạo trường ĐH cho rằng, các trường top cao nên lấy điểm xét tuyển cao ngay từ đầu để tránh tình trạng nộp – rút hồ sơ nhiều, giảm lượng thí sinh ảo và tránh việc tự chủ đại học thành tự trị đại học.

TS Trần Vân Nam – Hiệu trưởng ĐH Đà Nẵng phân tích: “Chúng ta nên rút ngắn thời gian xét tuyển, các trường đại học top trên nên lấy mức điểm chuẩn cao hơn để phân tầng thí sinh được tốt. Vấn đề điểm ưu tiên cũng nên chú trọng và nên có quy định cụ thể hơn để hướng dẫn các trường phổ thông, các sở GD&ĐT triển khai kỹ trong thời gian đầu, tránh ảnh hưởng tới thí sinh”.

Đại diện đầu cầu TP HCM đề xuất: Trong kỳ thi tuyển sinh THPT Quốc gia 2016 nên chỉ tổ chức một loại cụm thi do các trường đại học chủ trì, các trường top cao nên lấy điểm xét tuyển cao ngay từ đầu để tránh tình trạng nộp – rút hồ sơ nhiều, giảm lượng thí sinh ảo. Tránh việc tự chủ đại học thành tự trị đại học.

3 thứ hạng cao thấp của nền giáo dục

Ngay sau khi lắng nghe các ý kiến của các lãnh đạo các trường CĐ, ĐH, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Chúng ta bàn luận về phân tầng giáo dục ĐH nhưng hình như đang nói đến 3 thứ hạng cao thấp của giáo dục. Có vẻ như chúng ta đang theo đuổi câu chuyện trường nào vào được tốp ĐH nghiên cứu thì sẽ vinh dự hơn tốp trường ĐH ứng dụng; và trường nào vào được tốp ĐH ứng dụng thì “danh giá” tốp trường ĐH vừa học vừa làm…

Theo quan điểm của tôi thì mỗi một tầng sẽ có một sứ mạng, không có phân biệt cao thấp trong vị trí xã hội. Nhiều cơ sở muốn vào ĐH nghiên cứu nhưng hiện nay quy mô tuyển sinh, đào tạo lại rất cao thì làm sao đáp ứng được. Các trường ĐH nghiên cứu trên thế giới có uy tín thì quy mô đào tạo ĐH, CĐ là rất ít, chủ yếu đào tạo sau đại học. Trong khi đó, thời gian gần đây, nói đến tự chủ nhiều người lại cho rằng mình được tự quyết muốn làm thì thì làm, vượt ra khỏi các quy định của pháp luật”.

Nói về kỳ thi THPT Quốc gia, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chia sẻ: “Kỳ thi THPT Quốc gia đã để lại những kết quả, thành công bước đầu. Những hạn chế, yếu kém cũ vì thế cũng có dịp bộc lộ rõ ràng hơn như: Ứng dụng công nghệ thông tin kém, ngoại ngữ yếu, năng lực tự chủ của học sinh còn kém.

ky-thi-thpt-quoc-gia-2016

Chuyển hướng đường lối công cuộc quản lý Giáo dục Việt Nam

Thành công nhất của năm học vừa rồi là chuyển hướng từ đường lối cũ, từ duy cũ, mục tiêu cũ sang cách tiếp cận mới. Sự chuyển hướng này có gặp trục trặc nhưng không xáo trộn, đổ vỡ. Làm giáo dục là sự nghiệp trăm năm nên việc khắc phục không phải một sớm, một chiều. Trong năm đầu tiên đổi mới đã được cả xã hội quan tâm, giúp đỡ, chỉ dẫn ngay trong quá trình triển khai kỳ thi. Đây là biểu hiện rõ của việc “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng thẳng thắn nói: “Sự cố về tra cứu điểm thi vừa qua với bài học thực tế: Ứng dụng công nghệ thông tin không phải chỉ có mỗi hạ tầng. Bất cập hiện nay khá nổi cộm như khả năng ngoại ngữ của học sinh, tính chủ động, làm chủ trong học tập của học sinh còn yếu… Những trục trặc chúng ta không thể qua quýt cho qua mà cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc để khắc phục, rút kinh nghiệm sâu sắc. Chúng ta cũng không được thỏa mãn với những thành công bước đầu vì đây mới chỉ là sự chuyển hướng”

Nguồn: infonet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat