Một điểm mới trong kỳ thi THPT quốc gia là sau khi thi có kết quả thi thí sinh mới chọn trường mình muốn xét tuyển vào để nộp hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng. Vì vậy so với những năm trước đây, khi nhiều trường công bố điểm thi đại học cũng là lúc nhiều thí sinh đã tiên lượng được khả năng đỗ hay trượt để chuẩn bị những phương án khác.
- Xét tuyển khối ngành Y Dược cần sáng suốt lựa chọn
- Số liệu điểm thi khối B, điểm thấp khó đậu ngành Y Dược
- Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của một số Đại học ngành Y dược
Năm nay, với hình thức thi mới nên dù biết điểm nhưng nhiều thí sinh vẫn rất hoang mang, không biết khả năng đỗ – trượt khi đăng ký vào các trường đại học như thế nào?
Phụ huynh thí sinh đau đầu chọn trường xét tuyển Đại Học
Tỉ lệ ảo sẽ lớn?
Sau khi bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT Quốc gia 2015, nhiều trường đại học cũng bắt đầu ra thông báo chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh để các thí sinh tiện theo dõi và đăng ký vào trường phù hợp. Trường đại học Y Hà Nội yêu cầu thí sinh xét tuyển hệ bác sỹ (Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học Cổ truyền, Y học dự phòng) phải có tổng điểm trung bình 6 học kỳ tại THPT của 3 môn Toán, Hóa, Sinh ≥ 21 điểm.
Tỉ lệ chọi rất cao
Những năm trước, số người đăng ký vào một trường như thế nào các thí sinh có thể biết, rồi còn biết tỉ lệ “chọi” cụ thể của từng trường. Dựa vào những điều đó, thí sinh có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất. Thế nhưng, năm nay các thí sinh chẳng biết gì cả, ngoài thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. vì vậy sẻ có tình trạng nhiều trường thì thí sinh đổ xô vào đăng ký, nhiều trường lại có rất ít thí sinh. Vì thế, tỉ lệ hên – xui, đỗ -trượt là khá cao”.