Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng từ lâu đã trở thành một chuyên ngành của Y tế và ngày càng phát triển. Để trở thành kỹ thuật viên vật lý trị liệu giỏi bạn cần học những gì? Đào tạo tại đâu?
Sự kết hợp hoàn hảo giữa Y học cổ truyền và Y học phục hồi chức năng
Mục tiêu chung khi đào tạo vật lý trị liệu là hồi phục, cải thiện, phòng ngừa, điều trị nhằm khôi phục khả năng hoạt động bình thường của người không may bị chấn thương hoặc bệnh tật, suy giảm về chức năng vận động của cơ thể.
Những kỹ thuật Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng chính:
Sử dụng các tác nhân vật lý:
- Quang trị liệu: dùng các ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, tia Laser.
- Nhiệt trị liệu: nóng, lạnh.
- Điện trị liệu: dòng điện một chiều, dòng điện xung, điện trường cao tần, điện trường cao áp, điện cảm ứng, dòng galvanic, các dòng điện giảm đau (dòng siêu kích thích điện – xoa bớp, dòng diadynamic, dòng giao thoa), kích thích điện thần kinh cơ,…
- Siêu âm trị liệu: dùng sóng nén.
- Thuỷ trị liệu với các kỹ thuật như: ngâm, tắm, vòi tia, uống, khí dung,…
- Từ trị liệu: điện từ trường, nam châm vĩnh cửu,…
- Oxy cao áp trị liệu.
- Cơ động học trị liệu: xoa bớp, kéo dãn, nắn chỉnh bằng tay, máy kéo dãn cột sống, máy rung cơ học,…
Vận động trị liệu:
- Tập động tác: thụ động, chủ động, có giúp sức, có lực cản, tưởng động,…
- Tập theo bài tập: có kết hợp động tác, liên hoàn,…
- Tập với dụng cụ: gậy, bòng, xe đạp, máy cơ học,….
- Tập trong nước: kết hợp vận động và thuỷ trị liệu.
- Điều trị bằng tư thế để hạn chế các mẫu co cứng bệnh lý, tư thế xấu,…
Hoạt động trị liệu bao gồm:
- Sử dụng những động tác trong tự phục vụ cho bản thân mình (ăn uống, đi lại,..) và trợ giúp gia đình.
- Các trò chơi, các hoạt động thể thao, các hoạt động giải trí.
- Sử dụng những công cụ phù hợp với khuyết tật.
- Di chuyển: chuyển đổi tư thế, ngồi, đứng, đi,…
- Dụng cụ trợ giúp, dụng cụ chỉnh trực,… như nẹp, máng, gậy, nạng, xe lăn,…
- Một số kỹ thuật phục hồi đặc biệt như: ngôn ngữ trị liệu, dùng gậy ở người mù, vận động ở những người bị mất cảm giác,…
- Phẫu thuật chỉnh hình tái tạo kết hợp phục hồi chức năng và tay chân giả.
Đối tượng phải điều trị bằng Kỹ thuật Vật lý trị liệu ?
- Tất cả những bệnh nhân sau khi phẫu thuật.
- Những bệnh nhân bị bệnh cấp tính, mạn tính, bệnh nghề nghiệp, di chứng chấn thương, khuyết tật bẩm sinh và các đối tượng có nhu cầu phục hồi khác.
- Các bệnh lý về thần kinh, xương, cơ, khớp nhưng không có chỉ định phẫu thuật.
Điều trị bằng VLTL – PHCN cần phải được thực hiện theo trình tự ba bước sau:
- Phục hồi vận động.
- Bù trừ: hướng dẫn các cử động thay thế và sử dụng dụng cụ trợ giúp.
- Điều chỉnh hay sửa chữa cho thích hợp.
Phương pháp đánh giá trong Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng :
- Một số phương pháp chung nhằm đánh giá kết quả của VLTL – PHCN: tiến triển chủ quan, diễn biến lâm sàng tại chỗ và toàn thân, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng (X quang, xét nghiệm hoá học, sinh hoá, vi sinh vật, chẩn đoán chức năng,…).
- Một số phương pháp lượng giá đặc biệt khác về chức năng vận động như: thử sức cơ, lượng giá kích thước cơ thể và sụ thẳng trục, đo tầm vận động khớp, khả năng thăng bằng, đánh giá độ teo cơ, lượng giá mức độ thực hiện một số động tác cơ bản của chi, khả năng di chuyển, lượng giá nhận thức tâm trí, khả năng thực hiện một số hoạt động trong cuộc sống.
Học Kỹ thuật viên Vật Lý trị liệu tại đâu?
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur là 1 trong những trường đi đầu trong lĩnh vực Y Dược. Đào tạo Uy tín, chất lượng cùng với trang thiết bị đầy đủ giúp học sinh đi sâu vào thực tiễn.
Sau khi ra trường được cấp bằng Trung cấp kỹ thuật Vật Lý Trị Liệu thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia.
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0280.6556.333.