Viêm teo niêm mạc dạ dày là một trong những biến chứng do viêm dạ dày mạn tính gây ra. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh thường khá mờ nhạt và khó có thể nhận diện thông qua triệu chứng lâm sàng.
- Những nguyên nhân và dấu hiệu bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp
- Y học cổ truyền hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt trị viêm quanh khớp vai
Viêm teo niêm mạc dạ dày
Viêm teo niêm mạc dạ dày là bệnh gì?
Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày hiểu một cách đơn giản thì đây là tình trạng lớp niêm mạc bị tổn thương, phá hủy trong thời gian dài.
Điều này làm cho tiêu hóa bị rối loạn cùng nhiều vấn đề liên quan phát sinh. Đặc biệt nếu bệnh đến giai đoạn mãn tính có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Mức độ nguy hiểm của bệnh nằm ở chỗ bệnh có xu hướng phát triển âm thầm với các triệu chứng không quá rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác làm điều trị sai cách và gây ra biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh thường được chia thành các dạng sau đây:
Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura C1
Hay còn gọi là viêm teo niêm mạc hang vị dạ dày do chỉ xuất hiện các dấu hiệu teo nhỏ tại hang vị. Xét nghiệm hình ảnh sẽ cho thấy bờ cong nhỏ dạ dày cao hơn hoặc ngang bằng với bờ teo niêm mạc.
Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura C2
Lúc này tình trạng teo đã diễn biến đến mặt trước – sau ngang qua bờ cong nhỏ của hang vị.
Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura C3
Bờ teo niêm mạc dạ dày đã diễn tiến tới bờ cong nhỏ dạ dày và xâm lấn quá nửa phần phía dưới thân vị.
Viêm teo niêm mạc dạ dày O-1
lúc này bờ teo niêm mạc dạ dày thường có vị trí nằm giữa bờ cong nhỏ dạ dày đồng thời song song so với trục dọc của dạ dày.
Viêm teo niêm mạc dạ dày O-2
Khu vực teo đã lan đến giữa thành trước của cơ quan dạ dày.
Viêm teo niêm mạc dạ dày O-3
Bờ teo niêm mạc dạ dày trong giai đoạn này đã nằm giữa bờ cong lớn và thành trước dạ dày.
Trong đó, dạng C1 và C2 là hai mức độ bệnh nhẹ nhất, tiếp đó và C3 và 01 với mức độ nguy hiểm trung bình. Trong khi đó, dạng O3 và 02 là mức độ cực kỳ nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày rất cao. Người bệnh lúc này cần nhanh chóng tiến hành điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.
Nguyên nhân gây bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày là gì?
Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:
Viêm teo niêm mạc do khuẩn HP
Khởi đầu của bệnh là tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Thời gian dài không được điều trị đúng cách làm bệnh tình nghiêm trọng khiến lớp niêm mạc bị tổn phá hủy.
Viêm teo niêm mạc tự miễn
Bệnh này xuất hiện do hệ thống miễn dịch của cơ thể gặp trục trặc tấn công chính lớp niêm mạc dạ dày.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm teo niêm mạc bao tử có thể kể đến như:
- Ăn phải thực phẩm hoặc uống nước bị nhiễm khuẩn HP.
- Người tiếp xúc nước bọt, chất nôn hay phân của bệnh nhân nhiễm khuẩn HP.
- Bị viêm teo niêm mạc dạ dày do di truyền khiến hệ thống tự miễn gặp vấn đề.
- Ngoài ra những người bị mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, Addison… cũng làm tăng nguy cơ làm viêm teo niêm mạc dạ dày.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày
Bệnh nhân thường sẽ có các biểu hiện như:
- Xuất hiện cảm giác đau bụng kèm theo đó là cảm giác buồn nôn vô cùng khó chịu.
- Việc ăn uống bị đình trệ, người bệnh chán ăn dẫn đến sụt cân.
- Kèm theo đó là nhiều vấn đề liên quan như thiếu máu, thiếu sắt, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt…
- Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị khó tiêu, đầy bụng, ợ chua, trào ngược dạ dày…
- Trường hợp nặng có thể dẫn đến đau tức ngực, rối loạn nhịp tim, rối loạn tâm thần…
Tuy nhiên, bệnh này diễn ra một cách âm thầm nên rất khó nhận biết. Không chỉ vậy các triệu chứng lại khá giống với nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau bao tử…
Do đó, khi có những bất thường như trên bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán một cách chính xác nhất.
Chẩn đoán bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày
Việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh là rất cần thiết. Điều này giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó các bác sĩ có thể đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Theo đó bệnh nhân khi có các triệu chứng ban đầu sẽ được chẩn đoán bằng các cách như:
Nội soi
Giảng viên Cao Đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học cho biết, đây là biện pháp được áp dụng cho hầu hết bệnh nhân gặp phải các vấn đề về dạ dày. Nhờ nội soi mà bác sĩ có thể biết được nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay di truyền. Bên cạnh đó chẩn đoán bằng nội soi cũng cho thấy được tình trạng của dạ dày.
Xét nghiệm mô bệnh học
Sau khi hoàn thành nội soi sinh thiết, mẫu mô lấy từ dạ dày sẽ được mang đi tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Định lượng cobalamin
Hay còn được gọi là định lượng vitamin B. Bệnh nhân được yêu cầu tiến hành xét nghiệm này nhằm chẩn đoán tình trạng thiếu máu hay rối loạn hấp thu hay không.
Gastrin trong máu
Xét nghiệm này được áp dụng nhiều trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến dạ dày.
Bên cạnh đó còn nhiều xét nghiệm khác mà bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện. Chẩn đoán nên làm theo hướng dẫn từ bác sĩ để mang lại kết quả khám chữa bệnh hiệu quả nhất.