Mặc dù ảnh hưởng của nó tới sức khỏe không quá nghiêm trọng nhưng lại khiến người bệnh lo lắng, bất an và thiếu tự tin vì nó biểu hiện ra bên ngoài.
- Khi trẻ sốt phát ban cha mẹ nên kiêng gì cho trẻ nhanh khỏi?
- Lợi ích của việc uống nước nóng mùa thu đông như thế nào?
- Nguyên nhân và điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh chàm tổ đỉa và được điều trị như thế nào?
Chàm tổ đỉa là bệnh gì?
Bệnh chàm là một căn bệnh khá phổ biến ở các nước nhiệt đới như nước ta, tuy nhiên có nhiều người vẫn thắc mắc không hiểu bệnh chàm tổ đỉa là gì và nó có gì khác so với bệnh chàm. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản bệnh chàm tổ đĩa chính là một dạng của bệnh chàm, các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thường gặp là cả nam lẫn nữ ở độ tuổi từ 20 – 40 tuổi. Chàm tổ đĩa là một căn bệnh chàm mãn tính rất dễ tái phát và khó điều trị một cách dứt điểm.
Những yếu tố như vậy tác động và khiến cơ địa của con người bị ảnh hưởng và sinh bệnh, ngoài ra bệnh cũng thường gặp ở những người bị rối loạn thần kinh giao cảm, những người da bị nhiễm khuẩn hoặc không giữ vệ sinh sạch sẽ. Khi xuất hiện bệnh chàm tổ đỉa hình thành mụn nước, ngứa rát và sưng đỏ gây nhiễm khuẩn, ngứa ngáy cho người bệnh. Các vị trí xuất hiện thường ở lòng bàn tay, kẽ chân, kẽ tay.
Nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa là do đâu?
Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm tổ đĩa. Trong đó, có những nguyên nhân điển hình như:
– Do cơ địa: Những người có tiền sử mắc các bệnh hen suyễn, viêm mũi, viêm da, viêm gan, đại tràng, thận, cơ thể bị rối loạn các chức năng hoạt động hay dễ dị ứng với sự thay đổi thời tiết cũng như các tác nhân bên ngoài rất dễ bị mắc bệnh chàm tổ đỉa
– Do di truyền: Ông bà, bố mẹ từng mắc bệnh chàm tổ đĩa có thể di truyền sang con cháu
– Do sức đề kháng của cơ thể yếu, chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng và chất đạm
– Các nguyên nhân khác: Do phải thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại trong quá trình làm việc, dị ứng với các đồ vật hay vật nuôi xung quanh, do ăn phải các loại thức ăn lạ, gây dị ứng.
Tuyển sinh Cao đẳng Dược chính quy Hà Nội năm 2019
Triệu chứng thường gặp của bệnh chàm tổ đỉa là gì?
Theo các chuyên gia giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đa phần khi bị bệnh chàm tổ đỉa bệnh nhân thường có các triệu chứng dưới đây:
– Có cảm giác ngứa rát trước khi nổi mụn, hầu hết mụn nước sẽ tự khô và tạo thành một điểm vàng và gây bong vảy
– Khi mụn sưng đỏ, đồng nghĩa với việc mụn đã bị nhiễm khuẩn khiến cho bệnh nhân nóng sốt và có thể nổi hạch
– Bệnh gây cảm giác khó chịu, hay tái phát và kéo dài dai dẳng
– Có một số mụn nước màu trắng nằm sâu dưới da khó vỡ hoặc hình thành do nhiều lớp mụn nhỏ kết hợp lại
– Mụn nước đa phần khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, các kẽ ngón tay chân gây cảm giác ngứa ngáy, bất tiện cho mỗi người.
Điều trị bệnh chàm tổ đỉa như thế nào?
Tùy vào cơ địa của từng người mà bác sĩ có những biện pháp điều trị khác nhau mà khả năng phục hồi bệnh nhanh hay chậm. Thông thường việc điều trị sẽ phân theo từng giai đoạn nhiễm bệnh để kê đơn như:
- Giai đoạn cấp tính: thì dùng thuốc bôi, thuốc đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh chàm tổ đỉa kết hợp với uống thuốc kháng khuẩn histamin để phòng bị bội nhiễm.
- Giai đoạn bị phù nề: Bôi thuốc chống phù nề kết hợp các loại thuốc kháng sinh với thành phần kháng viêm để điều trị.
- Với trường hợp mãn tính: Lúc này tình trạng bệnh đã trở nên mãn tính vì thế sẽ có tình trạng tái đi tái lại. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để việc điều trị được diễn ra thuận lợi nhất. Lúc này cách giải quyết bệnh thường là bôi thuốc kháng viêm, kết hợp thuốc làm ẩm da và thuốc chống viêm ngứa.
Các loại thuốc được sử dụng có thể là thuốc tây y hoặc thuốc đông y hầu hết đều có tác dụng tiêu viêm, nâng cao đề kháng của người bệnh đồng thời sát khuẩn bên ngoài, làm dịu và dưỡng ẩm da.
Nguồn: Giáo dục tuyển sinh