Cây ngải cứu được mọi người biết đến với khá nhiều loại tên khác nhau như: cây giải cảm, cây thuốc cứu, cây ngải điệp hay cây thuốc cao,…là một loại thuốc nam được điều trị nhiều bệnh hiệu quả.
- Dược sĩ Cao đẳng hướng dẫn sử dụng thuốc ho hiệu quả và an toàn
- Dược sĩ bật mí những tác dụng tuyệt vời của Vitamin E
- Dược sĩ Cao đẳng bật mí Vitamin B12 có công dụng tuyệt vời cho tóc và da
Giảng viên Y học cổ truyền bật mí Sự thật 2 tác dụng của cây ngải cứu
Tác dụng cây ngải cứu trong làm đẹp
Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược cho biết: Trong cây ngải cứu có một số hoạt chất có tác dụng giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non. Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên da, từ đó hỗ trợ làm sạch da, giảm nhờn đó các bạn. Ngải cứu có tác dụng dưỡng da và điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả.
Tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe
Điều hòa kinh nguyệt từ cây ngải cứu
- Ngải cứu có tác dụng quan trọng trong việc điều trị kinh nguyệt với các biểu hiện như: kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh. Để điều hòa kinh nguyệt, bạn cần áp dụng 2 bài thuốc dưới đây:
- Với kinh nguyệt không đều: đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh và trong suốt những ngày đang có kinh uống trà ngải cứu theo công thức sau:Lá ngải cứu khô (10g), thêm vào 200 ml nước và sắc tới khi còn 100 ml, có thể thêm chút đường để uống. Nên uống vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày nhé!
Với đau bụng kinh: Mỗi ngày lấy khoảng 6-12g lá ngải sắc đặc với nước, hoặc nếu bạn không thể uống được như vậy có thể hãm với nước sôi để uống như trà. Nước ngải chia làm 3 lần uống trong ngày, và uống mỗi ngày.
Điều trị đau đầu bằng cây ngải cứu:
Trong điều trị bệnh đau đầu, lá ngải cứu cũng cho thấy kết quả tương đối tốt với nhiều triệu chứng bệnh ly. Dưới đây, là những món ăn bài thuốc từ lá ngải cứu giúp điều trị và phong ngừa bệnh đau đầu:
- Để chữa đau đầu với lá ngải cứu, bạn chỉ cần dùng lá ngải cứu + Muối + mật ong. Sau đó giã nát lá ngải cứu, vắt lấy nước, sau đó thêm mật ong vào phần nước cốt đã chiết được.
- Nên uống hàng ngày vào buổi trưa và chiều trong khoảng 2 tuần, cách làm này sẽ giảm đáng kể chứng đau đầu thường gặp.
Ngải cứu có tác dụng cầm máu rất tốt
Cây ngải cứu có tác dụng cầm máu rất tốt:
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Những trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì thường dùng ngải cứu để chữa trị. Đối với trường hợp này, các bạn dùng lá ngải cứu để sắc uống mỗi ngày. Còn trường hợp sơ cứu vết thương bị chảy máu thì dùng lá ngải cứu tươi giã nát, thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, rồi vo gọn đắp lên vết thương đang chảy máuNgải cứu có tác dụng cần máu nhanh, giảm đau nhức ở vết thương.
Giúp an thai an toàn
Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.
Điều trị cơ thể suy nhược cơ thể
Dùng cho người mới ốm dậy, trẻ gầy còi xương, biếng ăn, người già ăn không ngon miệng, bỏ ăn: Dùng 250gr thuốc cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày.
Nguồn: Giáo dục tuyển sinh