9 phương pháp giúp Dược sĩ chữa khỏi viêm họng

Việm họng là loại bệnh thường gặp cả trẻ em lẫn người lớn do vi khuẩn gây ra. Dược sĩ chỉ ra 9 mẹo đơn giản giúp bạn đánh tan bệnh viêm họng trong thời gian ngắn nhất.

9-phuong-phap-chua-khoi-benh-viem-hong

Viêm họng là gì?

Viêm họng là bệnh mà khi đó niêm mạc họng và hầu bị viêm. Giống như các loại bệnh viêm khác, viêm họng có thể là cấp tính hay mạn tính. Phần lớn các trường hợp viêm họng do virus gây ra (40 – 80%), phần còn lại là do vi khuẩn, nấm hay các chất kích thích như chất gây ô nhiễm hay hóa chất.

Viêm họng có nhiều thể loại:

  • Viêm họng cấp
  • Viêm họng mãn tính (viêm họng mãn tính có thể đặc biệt được xếp thành bệnh riêng là bệnh viêm họng hạt)
  • Viêm họng đặc hiệu: Viêm họng Vincent, viêm họng có màng giả do Bạch hầu (Klebs – Loefler).

9 Phương pháp giúp Dược sĩ làm tan biến bệnh viêm họng

1.Súc họng bằng nước muối ấm

Súc miệng với nước muối ấm 3 hoặc 4 lần hàng ngày giúp làm tăng lưu thông máu tới khu vực họng, từ đó loại bỏ nhiễm trùng và giảm sưng họng do viêm nhiễm. Nước muối ấm cũng làm loãng đờm giúp thông họng.

2.Uống nhiều chất lỏng ấm

Trà, trà chanh, trà chanh-gừng, súp, trà quế, nước cam ấm với vài giọt chanh, nước ấm hòa mật ong, nước cốt chanh và gừng…là những bài thuốc tại nhà phổ biến rất có lợi cho họng khi bị viêm.

tra-gung-bai-thuoc-chua-viem-hong-hieu-qua

3.Chế độ ăn mềm

Táo hấp hoặc bỏ lò vi sóng nghiền ra trộn với mật ong làm dịu họng và dễ nuốt mà không gây tổn thương họng.

4.Chất làm dịu họng

Viên ngậm ho, dầu bạc hà/khuynh diệp, mật ong và chanh giúp làm dịu họng và tinh dầu bạc hà cũng gây tê tạm thời vùng họng bị đau. Chúng cũng làm tăng tiết nước bọt, từ đó ngăn ngừa được khô họng.

5.Làm ấm vùng họng

Áp một miếng đệm nhiệt nóng vào vùng họng hoặc quấn cổ bằng một chiếc khăn/mảnh vải để làm ấm vùng họng. Cách này sẽ làm giảm đau họng

6.Thuốc giảm đau, hạ sốt

Những thuốc giảm đau không kê đơn có thể an toàn nếu người bệnh không bị dị ứng với những thuốc này. Thuốc sẽ làm giảm đau ngay lập tức và cũng làm giảm tình trạng khó chịu, sốt.

7.Nên tránh:

  • Hút thuốc
  • Đồ uống lạnh
  • Thực phẩm có dầu và chiên
  • Thực phẩm cay

8.Tập thể dục

Một nghiên cứu của y học cổ truyền cho hay những yếu tố này gây hại cho họng đang bị viêm vì gây ra tình trạng khô, khó chịu, mất nước vùng niêm mạc họng bị viêm. Tránh đi tới nơi công cộng vì bạn có thể là nguồn lây bệnh cho người khác. Tránh coi nhẹ vì nhiễm trùng này có thể lây lan sang tai và gây viêm tai giữa. Thường xuyên tập thể dục đều đặn, nâng cao sức khỏe còn giúp phòng ngừa được rất nhiều bệnh

9.Nghỉ ngơi đầy đủ để chữa bệnh tốt hơn

Hạn chế nói để tránh ảnh hưởng tới thanh quản và làm tồi tệ thêm tình trạng khản giọng.

tap-the-duc-thuong-xuyen-giup-nang-cao-suc-khoe

Bạn phải đi khám y sĩ đa khoa, bác sĩ ngay nếu có 1 trong những triệu chứng sau

  • Đau họng kéo dài vài ngày
  • Đau họng nhiều kèm theo ớn lạnh, sốt và đau nhức cơ thể.
  • Đau ở vùng thanh quản và thay đổi giọng nói
  • Đau trong tai, ảnh hưởng tới thính lực
  • Sưng hạch cổ
  • Ho ra mủ,
  • Amiđan sưng
  • Khó thở kèm đau tức ngực

Nội dung bài viết chỉ có giá trị tham khảo, bạn phải gặp Thầy thuốc, Bác sĩ, Y sĩ  để được tư vấn trước khi áp dụng.

Nguồn Báo Sức Khỏe Đời Sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat